Phụ nữ mang thai nên di chuyển thế nào để tránh tai nạn?

Khi mang thai, bạn nên cẩn thận gấp đôi bình thường

Phù chân khi mang thai đối phó như thế nào?

Có nên sử dụng kem chữa sần vỏ cam trong khi mang thai?

5 loại thực phẩm và dưỡng chất bạn nên bổ sung khi muốn mang thai

Phụ nữ tập thể dục thường xuyên giúp tăng khả năng mang thai

Di chuyển bằng đường bộ

Mặc dù bạn cần thận trọng khi di chuyển trong thời kỳ mang thai và tránh các chuyến đi dài, nhưng nếu bắt buộc phải đi thì bạn nên lưu ý một số điều sau:

- Luôn thắt dây an toàn bên dưới bụng của bạn trong khi đi xe ô tô. Nhiều phụ nữ không thắt dây an toàn vì cho rằng nó có thể gây ảnh hưởng đến em bé. Trên thực tế, đây là lựa chọn an toàn nhất giúp bạn tránh nguy cơ bị tai nạn trên đường.

- Không thắt dây an toàn quá chặt vì nó có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu.

Nên thắt dân an toàn bên dưới bụng của bạn khi đi xe ô tô

- Nên ngồi dựa lưng vào ghế và giữ thẳng vai. Ngồi quá lâu trong xe với tư thế sai có thể khiến bạn bị đau lưng và ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu.

- Tránh đi xe máy khi đang mang thai: Trong trường không thể tránh khỏi, hãy thực hiện các hiện pháp phòng ngừa cần thiết như đội mũ bảo hiểm, đi trong giới hạn tốc độ cho phép và tránh ngồi nghiêng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tránh đi xe 2 bánh trong những tháng cuối thai kỳ. 

- Đi xe bus hoặc tàu hỏa là lựa chọn tốt hơn so với đi bằng xe 2 bánh hoặc 3 bánh.

- Trong những tháng cuối thai kỳ, nên hạn chế đi lại.

- Nên xuống xe từ từ, sau khi xuống xe nên đi lại để giúp máu lưu thông.

Di chuyển bằng đường hàng không

Trong trường hợp bạn phải thường xuyên di chuyển bằng máy hay, thì nên tránh bay trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Dưới đây một vài điều bạn cần lưu ý trước khi đi máy bay:

- Nên chọn vị trí ở cạnh lối đi để bạn tiện đứng lên đi lại, vào buồng vệ sinh (nếu cần).

Nếu phải di chuyển bằng máy bay, nên tránh đi trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

- Đeo dây an toàn bên dưới bụng của bạn

- Uống nước mỗi giờ để tránh mất nước

- Xoay mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ mỗi giờ.

- Tiếp tục xoay cổ và vai để máu lưu thông.

Đi bộ ngoài trời

Đi bộ nghe có vẻ an toàn, nhưng nó lại khiến bạn có nguy cơ trượt ngã cao nhất. Nếu phải thường xuyên đi bộ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Đi bộ trên vỉa hè với tốc độ chậm

Bạn nên chọn giày có đế chống trượt khi đi bộ

- Tránh đi giày cao gót

- Chọn giày có đế chống trượt như giày tennis để tránh trượt ngã

- Giữ thẳng lưng khi đi bộ để giúp phân bố cân nặng từ đầu đến chân

- Khi phải leo cầu thang, hãy bám vào lan can để tránh trượt hoặc ngã.

- Chờ đèn đỏ khi băng qua đường.

Đi bộ trong nhà

- Không đi trên sàn nhà ướt hoặc gạch trơn để tránh bị ngã

- Vì bụng sẽ to ra khi bước vào những tháng cuối của thai kỳ, nên bạn khó nhìn thấy những gì nằm trên sàn nhà. Điều này có thể khiến bạn trượt ngã do dẫm lên các đồ vật đó. Vì vậy, hãy bước những bước ngắn ngay cả khi đi bộ trong nhà.

- Tránh đứng gần cửa hoặc tủ để tránh trường hợp cửa tủ vô tình mở chạm vào bụng. 

Tránh xa các đồ vật có cạnh sắc nhọn như bàn ăn, bàn bếp hoặc thậm chí là bàn làm việc. Nếu  vô tình chạm vào chúng, em bé trong bụng có thể bị ảnh hưởng.

Bà bầu nên tránh xa các đồ vật có cạnh sắc nhọn như bàn ăn, bàn bếp

Khi nào bạn nên lo lắng?

Trong trường hợp bị chấn thương bụng, bạn nên đến bệnh viện để được bác sỹ kiểm tra kỹ. Bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu bị ngã hoặc chấn thương bụng kèm theo các triệu chứng:

- Chảy máu âm đạo
- Đau bụng dữ dội
- Co thắt tử cung
- Khó thở
- Thai nhi ít chuyển động
- Tiết dịch âm đạo nhưng không rõ nguyên nhân.

Thanh Tú H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp