Làm thế nào để giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh?

Vàng da là một tình trạng rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh

Người bị viêm gan có nên ăn các thực phẩm màu vàng không?

Vàng da, nước tiểu có màu vàng có phải bị viêm gan?

Bé 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm?

Vàng da, sạm da có phải bị bệnh gan?

Xác định các yếu tố nguy cơ

Nếu trẻ và mẹ không có cùng một nhóm máu thì trẻ có nguy cơ bị vàng da cao. Nguyên nhân là do các kháng thể từ mẹ có thể thông qua nhau thai khiến các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn. Khi bị vỡ, hồng cầu phóng thích vào máu một lượng lớn chất bilirubin có sắc tố vàng. Chính sự gia tăng của chất này làm da có màu vàng. Vàng da ở trẻ thường xảy ra khi mẹ có nhóm máu O, trẻ có nhóm máu AB. Vàng da ở trẻ cũng có thể xảy ra do sự bất đồng yếu tố Rh khi mẹ có nhóm máu Rh âm nhưng con lại có nhóm máu Rh dương. Vàng da do bất đồng nhóm máu thường kéo dài và khó điều trị. Ngoài ra,  những bà mẹ bị thiếu hụt enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase cũng dễ có nguy cơ sinh con bị vàng da. 

Mẹ và trẻ không cùng nhóm máu thì trẻ có nguy cơ cao bị vàng da

Giảm nguy cơ sinh non 

Trẻ sinh non trước 37 tuần có nguy cơ bị vàng da. Nguyên nhân là do chức năng gan của trẻ sinh non chưa hoàn thiện nên việc loại bỏ biliburin chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Để giảm nguy cơ sinh non, bạn nên tránh hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc và tránh stress. Ngoài ra, trong thời gian mang thai, thai phụ cần đi khám sức khỏe định kỳ. Bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào có thể ảnh hưởng tới việc sinh nở và thai nhi cần phải được điều trị dứt điểm theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Cho trẻ bú sớm                       

Theo các nhà khoa học, những bà mẹ cho con bú sữa mẹ trong vài giờ đầu sau sinh ít có nguy cơ bị vàng da hơn những đứa trẻ bú mẹ muộn. Ngoài ra, sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá.

Sữa mẹ giúp đào thải nhanh biliburin trong máu

Cho con bú thừa xuyên

Cho trẻ bú mẹ thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ có chứa một số các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan chức năng của bé, trong đó có gan. Thường xuyên bú mẹ có thể giúp bé giảm bilirubin do đó, làm giảm các triệu chứng vàng da. Bạn nên cho trẻ bú ít nhất từ 8 - 12 lần trong 1 ngày

Cho trẻ uống sữa công thức cũng là một cách để điều trị vàng da hiệu quả ở trẻ sơ sinh. Tùy thuộc vào mức độ bilirubin trong máu của em bé, các bác sỹ có thể đề xuất cho bé uống một loại sữa công thức (tương tự như sữa mẹ), trong khoảng 48 giờ. Sau khi các mức bilirubin trở lại bình thường, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Thanh Tú H+ (Theo The Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi