Thuốc chống muỗi: Được mùa, được giá nhờ... Zika

Phòng tránh virus Zika: Thuốc diệt muỗi, kem chống muỗi có làm ra trò?

Tự chế bẫy quét sạch muỗi mang mầm virus Zika

Vũ khí đuổi muỗi nào hiệu quả trong cuộc chiến với virus Zika?

Tự làm nến sáp ong đuổi muỗi đơn giản không ngờ

Kem bôi, thuốc xịt chống muỗi: Coi chừng con dao hai lưỡi!

Virus Zika đã được chứng minh có liên quan đến rối loạn Guillain-Barre ảnh hưởng tới các dây thần kinh ngoại vi bên ngoài não bộ và tủy sống, từ đó gây tê liệt tạm thời. Và mới đây, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện ra virus Zika có thể gây bệnh viêm não tủy cấp lan tỏa, tấn công vào não và tủy sống ở người lớn, như vậy có nghĩa là Zika có thể tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương. Trước những thông tin này cùng với việc đã phát hiện 2 người nhiễm virus Zika ở Việt Nam, người dân trở nên hoang mang hơn bao giờ hết.

Đánh trúng tâm lý sợ bị lây nhiễm bệnh nguy hiểm từ muỗi, đặc biệt với bà mẹ có thai và trẻ sơ sinh, nhiều người thi nhau rao bán các loại thuốc diệt muỗi, đuổi muỗi.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết sản phẩm thuốc diệt muỗi trên thị trường đều được nhập khẩu, chủ yếu là dạng bình xịt, dạng hương đuổi muỗi hay dạng tự pha chế. Sản phẩm của các hãng lớn như: Mosfly, Raid, Jumbo... có giá từ 30.000 – 70.000 đồng/bình 300ml – 500ml có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng tạp hoá. Ưu điểm của nó là an toàn cho người, động vật máu nóng, nồng độ tương đối thấp. Đa phần các sản phẩm này đều thuộc nhóm có gốc Pyrethrine (chiết xuất từ cây hoa cúc) đều được kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến người và động vật. Ngoài ra, các loại thuốc diệt muỗi xuất xứ Trung Quốc có mức giá mềm hơn, dạng xịt chỉ từ 10.000 - 20.000 đồng/bình, dạng lỏng có giá khoảng trên dưới 40.000 đồng/lít hoặc dạng bột vo viên, giá trên dưới 20.000 đồng/gr cũng được bày bán rộng rãi. Theo lời quảng cáo, đối với dạng tự pha chế, thì chỉ cần 1 - 2gr thuốc pha với nước là có thể phun cả nhà.

Dịch vụ phun thuốc muỗi tại nhà đắt khách mùa Xuân Hè

Mặc dù bản chất của các loại thuốc xịt muỗi là để xua/diệt muỗi, tuy không gây ra ngộ độc tức thời, nhưng nếu dùng trong một thời gian dài hoặc lạm dụng, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏeThực tế, côn trùng càng mau chết thì khả năng nồng độ hoá chất gây ngộ độc cho người trong sản phẩm càng cao. Không chỉ là các sản phẩm dạng trôi nổi trên thị trường, ngay đối với những hoá chất diệt muỗi được Bộ Y tế cấp chứng nhận về độ an toàn thì người dùng cũng cần cực kỳ cẩn trọng.

Tùy vào liều lượng, địa bàn, thời tiết phun mà thuốc diệt muỗi có tác dụng trong 3 - 6 tháng. Chính vì vậy, người dân chỉ nên phun thuốc theo định kỳ 3 - 6 tháng với liều lượng, cách làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Ngoài thuốc xịt muỗi, hiện nay, trên các trang bán hàng online và cửa hàng hoá mỹ phẩm còn xuất hiện nhiều sản phẩm chống muỗi dùng trực tiếp trên da hay quần áo, từ dạng kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt... dành cho nhiều đối tượng khác nhau: Dùng cho người lớn, dành riêng cho bà bầu, trẻ em, trẻ sơ sinh… Thành phần chính của các loại sản phẩm này là cga6t1 DEET (tỷ lệ thấp nhất là 15%) cùng các loại hóa chất khác.

Thuốc diệt muỗi không độc dạng xịt vẫn được ưa chuộng hơn vì tính tiện dụng

Theo nhân viên kinh doanh của một trang bán hàng trực tuyến, thời gian gần đây, cùng với cơn sốt Zika. lượng khách hàng tìm hiểu và đặt mua các sản phẩm đuổi muỗi, diệt muỗi trên shop online của họ tăng vọt. Nhân viên này cho biết, các sản phẩm chống muỗi chủ yếu thuộc thương hiệu: Chicco, Stop Comar, Mocky, Wakodo, After Bite, Ziaja… được nhập từ Nga, Đức, Mỹ, Nhật và Italia theo đường chính ngạch hoặc xách tay, với mức giá dao động từ 150.000 – 250.000 đồng/sản phẩm, thậm chí còn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi.

Thực tế, các sản phẩm chống muỗi đã đăng ký đều phải đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt của Bộ Y tế mới được phép lưu hành trên thị trường. Thuốc chống muỗi đốt dưới dạng kem bôi hay thuốc xịt lên da có tác dụng chống muỗi khá hữu hiệu. Tuy nhiên, dù tỷ lệ thấp nhưng hóa chất DEET không phải là vô hại và người sử dụng cần tuân thủ các hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả sử dụng của sản phẩm. 

Bởi lẽ, bôi kem chống muỗi đốt chỉ có tác dụng tạm thời, khi thuốc bay hết lại phải bôi tiếp. Không ít trường hợp lạm dụng sản phẩm này mà gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khoẻ, đặc biệt với những người có làn da mẫn cảm, trẻ em và phụ nữ mang thai, bao gồm: Dị ứng da, da mẩn đỏ, ngứa rát, bong vảy, mụn nước, mưng mủ... Khi các loại thuốc chống muỗi đốt tiếp xúc với các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước thì cơ thể có nguy cơ cao bị phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này. Nghiêm trọng hơn, điều này hoàn toàn có thể dẫn đến dị ứng cơ địa, nhiễm trùng, sưng tấy, viêm da…

Lưu ý:

* Không nên dùng các sản phẩm thuốc chống muỗi cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

* Chỉ xịt thuốc ở chân tay, tuyệt đối tránh xa vùng mặt cổ vì thuốc xịt có thể bay hơi, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

* Không nên bôi, xịt thuốc vào các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước.

* Vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi, sinh hoạt để đảm bảo sự sạch sẽ, thoáng mát, tránh tạo thành nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi.

* Hạn chế mở cửa vào buổi tối.

* Nên lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ để ngăn ngừa muỗi và các loại côn trùng xâm nhập, đồng thời vẫn đảm bảo ngôi nhà có đủ không khí trong lành.

* Hạn chế mặc quần áo tối màu và mắc màn khi đi ngủ.

Biết Tuốt
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng