Phòng ngừa nấm bàn chân trong mùa Hè như thế nào?

Nấm bàn chân dễ bùng phát vào mùa Hè

Nấm da chân nguy hiểm như thế nào?

Các biện pháp điều trị nấm bàn chân ngay tại nhà

Triệu chứng cảnh báo bạn đang bị nấm bàn chân

Nguyên nhân nào gây nấm bàn chân?

Tìm hiểu ngay những biện pháp phòng ngừa nấm bàn chân mùa Hè hiệu quả nhất ngay dưới đây:

Kiên trì điều trị nấm bàn chân

Nấm có thể tái phát sau khi bạn đã điều trị khỏi. Chính vì vậy, hãy tiếp tục áp dụng các phương pháp điều trị nấm bàn chân trong 3 - 6 tuần, ngay cả sau khi tất cả các dấu hiệu bên ngoài của nấm bàn chân đã biến mất. Đây là cách phòng ngừa nấm bàn chân hiệu quả nhất.

Để chân được thông thoáng

Giữ đôi bàn chân luôn được thông thoáng nhưng không quá trần trụi. Nếu bạn đi giày chật, không thoáng khí sẽ khiến cho đôi bàn chân ẩm và phát sinh nấm. Trong khi đó, nếu đi chân đất, đôi bàn chân có khả năng nhiễm nấm từ môi trường bên ngoài cao hơn. Hãy chọn những đôi dép lê, sandal/quai hậu hoặc dép tông để giúp bàn chân được thông thoáng. Khi bạn đang đi bộ trong các khu vực ẩm ướt (chẳng hạn như tại hồ bơi hoặc trong phòng tắm) hoặc khu vực công cộng, tránh đi chân đất để giúp bàn chân không tiếp xúc với các mặt sàn đầy nấm.

Khử trùng giày dép

Bất cứ đôi giày nào bạn đi trong thời gian bị nấm bàn chân cũng cần được khử trùng ngay lập tức. Bạn có thể mua bột chống nấm để rắc vào giày hoặc giặt giày với xà phòng và phơi nắng. Ngay cả khi chưa từng bị nấm bàn chân, bạn cũng nên vệ sinh giảy dép thường xuyên.

Giữ cho bàn chân khô ráo

Nấm phát triển tốt nhất ở những vùng ẩm ướt và bàn chân ướt đẫm chính là môi trường lý tưởn cho chúng phát triển. Hãy giữ cho bàn chân của bạn luôn khô ráo. Bạn có thể dùng khăn cotton (vải bông) để thấm bớt độ ẩm dư thừa giữa các kẽ ngón chân và trên lòng bàn chân sau khi tắm, đổ mồ hôi hoặc bơi lội.

Đi tất (vớ) bằng vải cotton

Trong mùa Hè, hãy hạn chế đi tất để tránh việc đổ mồ hôi chân và tạo môi trường ẩm ướt cho nấm bàn chân phát triển. Nếu bạn muốn đi tất, hãy chọn tất làm bằng chất liệu vải cotton có độ thấm hút cao, thay tất mới mỗi ngày và giặt tất sạch sẽ. Không nên lựa chọn tất làm từ chất liệu sợi tổng hợp hoặc nilon.

Vệ sinh nhà tắm sạch sẽ

Sàn nhà tắm là nơi nấm và các vi khuẩn “hoành hành” nhiều nhất. Hãy cọ sàn nhà tắm với chất tẩy rửa mỗi tuần. Bất kỳ miếng bọt biển hoặc bàn chải nào mà bạn dùng để cọ chân trong phòng tắm phải được khử trùng trước và sau mỗi khi sử dụng hoặc thay thế bằng cái mới.

Không chia sẻ vật dung cá nhân

Không đi chung giàu dép, dùng chung khăn lau và tất chân với người khác.

Biết Tuốt H+ (Theo WikiHow)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp