9 cách giúp người bị đái tháo đường type 2 phòng tránh biến chứng

Người đái tháo đường cần quan tâm đến chỉ số đường huyết của thực phẩm

Người bệnh đái tháo đường có thể hiến máu không?

Thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh đái tháo đường

Vì sao người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn đu đủ?

Cách đơn giản làm giảm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Giảm lượng carbohydrate – nguyên nhân gây tăng đường huyết 

Carbohydrate làm tăng đường huyết là các chất đường, tinh bột có ảnh hưởng lớn tới lượng đường (glucose) trong máu bởi vậy bạn nên cẩn trọng khi tiêu thụ các thực phẩm chứa carbohydrate (cơm, bún, miến, cháo, phở, mì, bánh kẹo). Chế độ ăn với lượng carbohydrate thấp được khuyến khích sử dụng cho những người bị đái tháo đường type 2 để hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khi bị đái tháo đường bạn cần thăm khám bác sỹ định kỳ vì khi bị đái tháo đường type 2 người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh khác. Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người khác nên người bệnh cần kiểm soát huyết áp và kiểm soát cholesterol.

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra sức khỏe định kỳ

Quan tâm đến chỉ số đường huyết GI của thực phẩm

Ngoài các chỉ số quan trọng như HbA1c, chỉ số đường huyết, người bị đái tháo đường cần quan tâm đến chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI). Chỉ số đường huyết (GI) có thể cho bạn biết thức ăn nào sẽ làm tăng lượng đường trong máu của mình.

Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu

Theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu của bạn là rất quan trọng vì việc kiểm soát nồng độ đường trong máu có thể làm giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường trong tương lai. Bạn nên đo đường huyết lúc đói, trước khi ăn sáng hoặc đo đường huyết sau bữa ăn 2 giờ.

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng, cải thiện bệnh tim mạch cũng như kiểm soát nồng độ glucose trong máu. Do đó bạn có thể lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga. Khi mới bắt tập luyện, bạn nên tập những bài tập có cường độ nhẹ nhàng sau đó tăng dần lên. Mỗi ngày bạn nên tập trong khoảng thời gian từ 45 - 60 phút mỗi ngày, có thể chia ra tập vào buổi sáng và ít nhất 5 ngày trong tuần.

Chăm sóc đôi chân của người đái tháo đường type 2 

Chăm sóc đôi bàn chân tránh bị tổn thương là việc làm cực kỳ cần thiết khi bị đái tháo đường type 2 bởi đường huyết cao có thể làm giảm lưu lượng máu và làm tổn thương dây thần kinh ở bàn chân Nếu chân bị tổn thương, thì vết loét rất khó lành và có thể nhiễm trùng nếu không chăm sóc và điều trị cẩn thận.

Bệnh nhân đái tháo đường dễ gặp các biến chứng ở bàn chân 

Để chăm sóc đôi bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý một số điều sau:

- Kiểm tra chân hàng ngày, thường xuyên vệ sinh bàn chân sạch sẽ

- Thường xuyên sử dụng các loại kem dưỡng da và giữ ẩm cho đôi chân để da chân luôn mềm mịn, tránh khô ráp, nứt nẻ đặc biệt là phần gót chân

Kiểm soát cân nặng

Không phải người bệnh đái tháo đường type 2 nào cũng bị thừa cân nhưng nếu bạn đang mắc bệnh đái tháo đường và bị thừa cân thì bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện điều độ để giảm cân. giảm cân có thể giúp người bệnh giảm liều lượng thuốc đái tháo đường. Khi bị đái tháo đường bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng. Nên ăn nhiều rau củ và thực phẩm chứa nhiều chất xơ; bạn cũng nên tránh chất béo bão hòa.

Giảm cân có thể giúp người bệnh đái tháo đường giảm liều lượng thuốc

Kiểm tra mắt mỗi năm 

Kiểm tra mắt định kỳ rất quan trọng với người bệnh đái tháo đường vì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường thường khó phát hiện do không có dấu hiệu điển hình. Bởi vậy, khám mắt định kỳ 6 tháng mỗi lần sẽ giúp phát hiện sớm biến chứng mắt ở người đái tháo đường.

Sử dụng thảo dược để phòng tránh biến chứng đái tháo đường

Bên cạnh 8 cách trên, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các thảo dược từ thiên nhiên như Hoài Sơn, Mạch môn, Nhàu, Câu kỳ tử...để giúp giảm và ổn định đường huyết tự nhiên bền vững, đồng thời cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên, từ đó bảo vệ các cơ quan trong cơ thể thoát khỏi biến chứng của bệnh đái đường.

Thanh Tú H+ (Theo Netdoctor)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.

Người bị đái tháo đường cần đặc biệt cẩn thận với sốt xuất huyết - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết