Người cao tuổi dễ mắc bệnh mạch vành

Bệnh động mạch vành là một bệnh lý nguy hiểm

Điều trị bệnh mạch vành như thế nào?

Sống khỏe với một nhánh động mạch vành tắc hẹp 96%

Làm thế nào phòng ngừa tái hẹp mạch vành sau đặt stent?

Những món ăn dành cho người bệnh mạch vành

Người cao tuổi dễ mắc bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đã phát triển. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi), người hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ (cholesterol) máu, đái tháo đường (các yếu tố này cũng có tính gia đình). Béo phì, ít hoạt động thể lực và stress cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của xơ vữa động mạch. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng theo tuổi và cao hơn ở nam giới, cho dù nguy cơ ở nữ gia tăng đáng kể ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh. Khi tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh động mạch vành càng lớn. 

Người cao tuổi thường dễ mắc bệnh mạch vành

Nguy hiểm khi mắc bệnh mạch vành

Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh động mạch bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn (thường là do các mảng xơ vữa). Thông thường, cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp trên 50% đường kính của lòng mạch.

Bình thường ở người trẻ tuổi, mạch máu thường mềm, độ co giãn đàn hồi rất tốt, máu dễ dàng được lưu thông. Tuy nhiên ở người cao tuổi, mạch máu sẽ trở nên cứng hơn, kém đàn hồi hơn rất nhiều, theo đó đã cản trở lưu lượng máu đến nuôi tim và cơ thể.  

Bệnh mạch vành xuất hiện khi động mạch bị tắc nghẽn

Làm sao để phòng ngừa bệnh cho người cao tuổi?

Các nguy cơ chính gây bệnh động mạch vành là hút thuốc lá, thừa cân, tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch vành sớm, rối loạn lipid máu, đái tháo đường và tăng huyết áp. Để phòng ngừa bệnh động mạch vành, người cao tuổi cần chủ động phòng các yếu tố nguy cơ trên.

Thay đổi lối sống: Người cao tuổi cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe, giúp máu lưu thông được dễ dàng, phòng ngừa nguy cơ bị xơ vữa động mạch do tích tụ nhiều mảng bám. Người cao tuổi nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh tim mạch.

Bỏ hút thuốc lá: Ngừng hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng giúp người cao tuổi phòng bệnh mạch vành. Bởi hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu, làm tổn thương và suy yếu thành động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Bỏ hút thuốc lá giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh mạch vành

Kiểm soát các bệnh có liên quan:  

Huyết áp: Cần kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg (dưới 130/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Bệnh nhân tăng huyết áp nên có một chế độ ăn ít muối và nhiều rau, hoa quả và các chế phẩm ít chất béo, cũng như có một chương trình tập thể dục đều đặn.

Đường huyết: Kiểm soát chặt đường huyết bằng insulin hay thuốc hạ đường huyết uống và chế độ ăn để đưa đường huyết về mức ổn định.

Rối loạn lipid máu: Người cao tuổi nên có chế độ ăn có chứa ít cholesterol và nhiều chất xơ.

Chống oxy hóa: Các vitamin chống oxy hóa như vitamin E, C không nên sử dụng cho bệnh nhân hồi phục sau nhồi máu cơ tim cấp để phòng ngừa thứ phát các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh động mạch vành, người cao tuổi có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như đỏ ngọn, đan sâm, sơn tra… Chúng sẽ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa xơ vữa động mạch, chống cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, suy tim…

Thanh Tú H+ (Tổng hợp) 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già