Phòng bệnh hô hấp thường gặp trong mùa đông

Các bệnh đương hô hấp thường xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh

Trẻ mắc bệnh hô hấp 'ùn ùn' nhập viện

Trẻ nhập viện vì các bệnh đường hô hấp tăng cao

Chung tay đẩy lùi các bệnh hô hấp mạn tính ở người cao tuổi

TP.HCM là nơi có tỉ lệ người mắc bệnh đường hô hấp cao nhất nước

Chủ động ngăn ngừa bệnh hô hấp trong mùa mưa

Hen phế quản

Biểu hiện đặc trưng của hen phế quản là những cơn khó thở, thở rít, khó thở ra, nhất là khi người bệnh tiếp xúc với đồ biển, nhộng tằm, khói thuốc, bụi phấn hoa, bụi vải, hóa chất, mỹ phẩm, thuốc men, kháng sinh gây dị ứng (nhóm peniciline).... Sự thay đổi về nội tiết tố, môi trường bên trong cơ thể, thời tiết lạnh là những tác nhân làm cho cơn hen dễ xuất hiện.

Để phòng tránh hen phế quản mọi người phải lưu ý giữ ấm ngực, cổ, mũi, họng, tránh nấm mốc, phấn hoa... Khi có nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp, nhất là những người có cơ địa dị ứng, cần phải đi khám bệnh ngay và điều trị dứt điểm, tuân thủ chỉ định của bác sỹ. Những người đã mắc bệnh hen ngoài điều trị bệnh khi lên cơn hen, việc điều trị dự phòng là hết sức quan trọng nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc nặng thêm. Người bệnh hen phế quản nên đi khám bệnh định kỳ hoặc được bác sỹ theo dõi sát sao. Để tránh mắc bệnh hen hoặc cơn hen không tái phát, người bệnh cần được ở trong nhà thoáng mát, không có khói, bụi; không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao gây hen suyễn hoặc làm cho bệnh nặng thêm như: tôm, cua, ốc... Không nên nuôi chó, mèo trong nhà khi có người mắc bệnh hen phế quản. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, đặc biệt là vươn vai và tập hít thở thật sâu cũng là một biện pháp phòng bệnh hen và cải thiện cuộc sống.

Thay đổi về thời tiết, môi trường sống là tác nhân làm cơn hen xuất hiện

Viêm khí phế quản cấp

Thời tiết lạnh về mùa đông là điều kiện thuận lợi cho viêm khí - phế quản cấp phát triển như: Virus cúm, virus influenza A và B, para-influenza, virus hợp bào hô hấp, các vi khuẩn như phế cầu, P.aeruginosa, tụ cầu phát triển.

Khi bị nhiễm lạnh và nhiễm virus, vi khuẩn, người bệnh có biểu hiện ho khan, rát họng, ngạt mũi, chảy nước mũi trong... Bệnh nặng hơn có thể gây sốt cao, khó thở, khạc đờm đặc, có thể có máu, đau, nóng rát sau xương ức. Để phòng bệnh hiệu quả cần luôn giữ cơ thể ấm áp, ăn uống đồ nóng, tránh lạnh. Khám và điều trị theo sự chỉ định của bác sỹ khi có hiện tượng sốt cao, khó thở, khạc đờm mủ xanh – vàng, đề phòng viêm lan xuống đường hô hấp dưới.

Viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp là một bệnh phổ biến, thường xảy ra vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết chuyển lạnh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng viêm thanh quản cấp chủ yếu do virus influenza, virus APC, virus cúm, á cúm. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như stress (căng thẳng thần kinh, mệt mỏi về thể chất, dị ứng hay hít phải chất lạ nào đó). Khởi đầu của viêm thanh quản cấp thường do bị viêm mũi hoặc viêm mũi - họng xuất tiết với dấu hiệu chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột. Triệu chứng ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho (lúc đầu ho từng cơn, ho khan, sau đó ho có đờm nhầy). Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Những triệu chứng trên của bệnh thường kéo dài trong vài ngày. Sau đó, các triệu chứng giảm dần, khoảng sau 7 ngày thì khỏi. Ban đầu có thể chỉ khỏi cơn ho, sốt, chảy mũi nhưng khàn tiếng có thể kéo dài thêm một vài ngày nữa mới khỏi hẳn.

Cần được thăm khám để tìm nguyên nhân gây viêm thanh quản

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi, nên đeo khẩu trang, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự thâm nhập của virus, vi khuẩn. Trước khi đi ngủ, nên nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi có những triệu chứng sớm của viêm mũi, viêm họng cấp, cần điều trị ngay. Hạn chế tối đa việc hút thuốc, không uống nước đá... Khi có những dấu hiệu của bệnh cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh rất hay gặp vào mùa đông. Số lượng nhập viện, nguy cơ tử vong cao trong những ngày thời tiết lạnh. Bệnh có những dấu hiệu đặc trưng như: Khó thở liên tục cả 2 thì, tím môi và toàn thân, tụt huyết áp, rối loạn ý thức (lú lẫn, ngủ gà, thậm chí hôn mê)… Có nhiều tác nhân gây bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trong đó hút thuốc, nhiễm lạnh là nguyên nhân thông thường nhất. Do đó, để phòng bệnh hữu hiệu cần loại bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, tiêm vaccine cúm mỗi năm 1 lần, đảm bảo dinh dưỡng, tập thở tốt, đặc biệt là sử dụng thuốc giãn phế quản, kháng sinh để đề phòng cơn cấp nguy kịch.

Linh Ly (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp