Nhiễm Zika không chỉ mắc tật đầu nhỏ

Virus Zika không gây tử vong, nhưng lại có tác hại nguy hiểm tới bà bầu và thai nhi

Virus Zika: Nỗi lo từ các khu nhà trọ của công nhân

Hà Nội: Bắt muỗi xét nghiệm virus Zika

Bản đồ bệnh Zika đang lan truyền ở Việt Nam

Đang mang thai có nên xét nghiệm virus Zika không?

Dị tật đầu nhỏ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đầu nhỏ là dị tật bẩm sinh ở một em bé có kích thước đầu nhỏ hơn so với nhiều trẻ em cùng giới tính và tuổi. Khi phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika, thai nhi có nguy cơ bị tật đầu nhỏ. 

Một báo cáo tại Brazil cho thấy từ 11/2015 - 7/2016, đã có 1.709 trường hợp đầu nhỏ bẩm sinh có liên quan đến virus Zika. Mức độ nguy hiểm của bệnh đầu nhỏ khác nhau theo từng trường hợp cụ thể. Nhiều trẻ sơ sinh ở Nam Mỹ chào đời với chứng teo não phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe trong suốt những năm đầu đời. Nhìn chung, nhận thức, vận động và khả năng giao tiếp nói chuyện của trẻ bị chậm phát triển. Chứng bệnh này còn gây tác hại xấu tới các bộ phận khác của cơ thể như làm biến dạng khuôn mặt, bệnh còi cọc.

Mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai có thể sinh con bị dị tật đầu nhỏ

Gây teo tinh hoàn ở nam giới

Một nghiên cứu mới cho thấy, virus Zika có thể gây vô sinh ở nam giới. Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện ra rằng, chuột nhiễm Zika bị teo tinh hoàn, mức testosterone thấp và số lượng tinh trùng giảm. Mặc dù chưa có phát hiện ở người, nhưng các chuyên gia tin rằng, virus cũng có thể gây tác động tương tự với người nhiễm bệnh.

Tiến sỹ Michael Diamond, thuộc Đại học Washington, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Trong khi nghiên cứu của chúng tôi là ở chuột và chưa rõ liệu Zika có tác dụng tương tự ở nam giới, nhưng nam giới có thể phải đối mặt với mức testosterone thấp và số lượng tinh trùng giảm sau khi nhiễm Zika, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ".

Nhiều nghiên cứu cho thấy virus Zika có thể gây teo tinh hoàn ở nam giới

Bệnh về mắt

Các nhà nghiên cứu cho biết, 1/3 trẻ sơ sinh bị nhiễm Zika trong bào thai khi sinh ra sẽ bị mắc các bệnh về mắt như như viêm thần kinh thị giác, tổn thương võng mạc hoặc mù. Trong khi đó, ở người lớn, nếu nhiễm Zika thì có thể bị viêm kết mạc, trong một số trường hợp hiếm gặp còn có thể gây viêm màng bồ đào, thậm chí gây mất thị lực vĩnh viễn. 

Hội chứng Guillain - Barre

Các nhà nghiên cứu vừa đưa ra bằng chứng đầu tiên về việc virus Zika có thể gây nên hội chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng Guillain - Barre. Bằng chứng này được rút ra từ một nghiên cứu xét ngiệm mẫu máu của 42 bệnh nhân nhiễm virus Zika trong đợt dịch ở Polynesia, Pháp cách đây 2 năm. Các nhà khoa học đã tiến hành làm rõ các triệu chứng thần kinh trong vòng 6 ngày sau khi người bệnh bị nhiễm virus Zika.

Virus Zika gây ra hội chứng Guillain - Barre 

Ngoài ra, số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy số trường hợp bị hội chứng Guillain - Barre tại các nước như Brazil, Colombia, El Salvador, Surinam và Venezuela – những nước được ghi nhận có virus Zika – tăng cao.

Được biết Hội chứng Guillain - Barre là bệnh tự miễn tác động lên các dây thần kinh ngoại biên. Đây là bệnh rất hiếm gặp, với khoảng 1 - 3 trường hợp trong 100.000 người mỗi năm. Khi bị mắc hội chứng Guillain - Barre, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên, gây nên sự suy yếu của cơ, cơ quan giác quan và nặng hơn có thể gây liệt toàn thân.

Viêm não tủy lan tỏa cấp

Các nhà khoa học Brazil đã phát hiện virus Zika còn tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương ở cả người lớn, gây ra căn bệnh viêm não tủy cấp lan tỏa, hay còn gọi là ADEM. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ADEM thường xảy ra do hậu quả của một căn bệnh nhiễm trùng nào đó, gây sưng dữ dội trong não và tủy sống, làm thiệt hại myelin, các lớp phủ bảo vệ màu trắng xung quanh sợi thần kinh. Kết quả khiến cơ thể mệt mỏi, tê, mất thăng bằng, tầm nhìn và một số triệu chứng tương tự như bệnh đa xơ cứng.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm