Liệu bạn có thể bị nhiễm Zika qua đường... hôn?

Virus Zika có thể tồn tại trong nước bọt tới 91 ngày

Nam giới nhiễm Zika: Quên ngay chuyện có con trong ít nhất 6 tháng!

Đã từng nhiễm Zika liệu có bị lại không?

Có thêm công cụ mới phát triển vaccine phòng ngừa virus Zika

Chỉ dẫn quan hệ tình dục an toàn ngăn ngừa lây nhiễm virus Zika

Có bao nhiêu khả năng lây nhiễm virus Zika thông qua nụ hôn?

Một số báo cáo gần đây chỉ ra rằng virus Zika có thể tồn tại trong các dịch cơ thể khá lâu sau khi mắc bệnh. Cụ thể, virus Zika tồn tại trong nước bọt lên đến 91 ngày. Điều này có thể khiến mọi người lo lắng họ có thể mắc Zika thông qua nụ hôn, đặc biệt là các nụ hôn sâu, hôn kiểu Pháp,… khi 2 đối tác trao đổi nhiều nước bọt trong khi hôn.

“Để khẳng định virus Zika có thể lây truyền qua nước bọt còn là quá sớm”, TS. Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm cho biết. “Rất hiếm trường hợp lây nhiễm virus Zika qua nụ hôn. Muỗi đốt hiện vẫn là con đường truyền virus chính, theo sau đó là lây truyền qua hoạt động tình dục có liên quan tới tinh dịch”.

Virus Zika đã được tìm thấy trong các dịch cơ thể như nước bọt, tinh dịch hay dịch âm đạo,...

Zika trong nước bọt: Những gì chúng ta cần biết

Chúng ta đã biết virus Zika có thể tồn tại trong nước bọt. Nước bọt cũng được sử dụng để kiểm tra virus trong những trường hợp khó khăn để lấy máu. Mặc dù vậy, thử nghiệm này cũng chỉ có thể phát hiện sự hiện diện của virus Zika mà chưa xác định được virus còn sống hay đã chết.

“Rất có thể các virus trong nước bọt đều đã chết. Ngoài ra cũng chưa ghi nhận trường hợp nào các virus có khả năng phục hồi lại trong môi trường nước bọt”, TS. William Schaffner – Giám đốc Quỹ Y tế Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm (Mỹ) nói.

Virus có thể bị tiêu diệt nhờ các acid trong dạ dày

Ngoài ra, không phải tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có nguy cơ nhiễm virus. Ví dụ, mô âm đạo và hậu môn rất dễ bị tổn thương dưới sự tấn công của virus Zika. Tuy nhiên nếu đặt mẫu máu hoặc tinh dịch có chứa virus Zika lên da, sự lây nhiễm vẫn gần như không xảy ra.

Miệng và cổ họng có chứa màng nhầy giống như lớp màng trong âm đạo và hậu môn, đó là lý do tại sao sự tiếp xúc với tinh dịch thông qua quan hệ tình dục bằng miệng có thể là một con đường truyền bệnh.

Tuy nhiên, "không giống như dịch tiết âm đạo, nước bọt có các enzyme tham gia vào quá trình tiêu hóa", William Schaffner cho biết. "Thêm vào đó, nước bọt liên tục được nuốt xuống dạ dày, và nhiều acid mạnh trong dạ dày có thể tiêu diệt virus”.

Ngoài ra, các tế bào dọc theo môi, lưỡi và bên trong má có một lớp bảo vệ (keratin), được thiết kế giúp ngăn chặn các tổn thương có thể xảy ra cho lớp màng nhầy trong miệng. “Điều này làm cho mọi việc trở nên khó khăn hơn cho virus có thể xâm nhập vào các tế bào qua đường nước bọt”.

Dù tỷ lệ là rất thấp, các chuyên gia thông báo vẫn không thể loại trừ hoàn toàn khả năng virus Zika có thể lây truyền qua nụ hôn. “Virus Zika có thể tồn tại trong nước bọt. Nhưng gần như chúng không thể được lây truyền qua nụ hôn. Tuy nhiên, nếu có ca lây nhiễm qua con đường này, bạn có thể chắc chắn rằng đây là trường hợp rất hiếm gặp”, TS. Anthony Fauci khẳng định.

Vi Bùi H+ (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm