Viêm khớp dạng thấp khác viêm xương khớp như thế nào?

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm khớp thường tương tự nhau

5 loại nước ép giúp giảm đau do viêm khớp dạng thấp

Đau đối xứng 2 ngón út có phải viêm khớp dạng thấp?

Mỏi các khớp tay chân là bệnh gì?

Tắm bùn khoáng có giảm bớt đau nhức do viêm khớp dạng thấp?

Tuổi tác

Viêm xương khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là ở người già, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển ở người trẻ khi họ bị chấn thương khớp. Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp thường khởi phát ở độ tuổi từ 30 - 50.

Viêm xương khớp là bệnh phổ biến ở người già

Nguyên nhân gây ra cơn đau 

Trong viêm xương khớp, sụn bị hao mòn dần theo thời gian. Điều này khiến các xương bị cọ xát vào nhau và gây đau. Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp lại xảy ra do các hệ miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các khớp.

Cách điều trị

Viêm xương khớp được điều trị bằng cách tiêm steroid (vào khớp) và sử dụng thuốc NSAIDs để giảm đau và chống viêm. Người bị viêm khớp dạng thấp RA cũng sử dụng những loại thuốc này, nhưng họ cần dùng thêm một số loại thuốc khác trong hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư (nhưng ở liều thấp hơn) để ngăn chặn sự phá hủy khớp.  

Ảnh hưởng đến các khớp khác nhau

Cả hai bệnh đều ảnh hưởng đến khớp, nhưng viêm khớp dạng thấp thường tấn công các khớp nhỏ hơn trước. Nó có thể tấn công khớp cổ tay, khớp ngón chân khiến chúng bị sưng đỏ. Viêm xương khớp thì ngược lại, nó tấn công các khớp lớn hơn của cơ thể như khớp hông khớp đầu gối. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến 30 khớp khác nhau của cơ thể, trong khi đó số lượng khớp bị tổn thương bởi viêm xương khớp ít hơn nhiều. 

Viêm xương khớp thường tấn công các khớp lớn

Biến dạng khớp

Khớp của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dễ bị biến dạng hơn so với viêm xương khớp. Bàn tay của bệnh nhân RA có thể bị biến dạng nghiêm trọng, trong khi đó ở những người mắc viêm xương khớp thì điều này không rõ ràng.

Nốt sần trên da

Khoảng 20 - 30% bệnh nhân bị RA sẽ phát triển các nốt sần dưới da, thường là ở khuỷu tay. Những nốt sần này có kích thước khác nhau và đôi khi chúng lớn như một quả bóng golf. Kích nước nốt sần to lên có thể là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp đang diễn biến nặng. Trong khi đó, nốt sần dưới da không liên quan đến viêm xương khớp.

Giới tính

RA ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp ba lần nam giới. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy phụ nữ bị RA có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng do căn bệnh này hơn nam giới mắc bệnh. Viêm xương khớp khác với RA, tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh khá đồng đều.

Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp nhiều gấp 3 lần nam giới

Khởi phát và tiến triển

RA xảy ra là do rối loạn tự miễn nên có thể bùng phát đột ngột và sau đó giảm dần, do vậy bệnh thường khó dự đoán trước. Trong khi đó, viêm xương khớp thường tiến triển chậm trong nhiều năm do sụn bị bào mòn.

Triệu chứng sau khi ngủ dậy

Bệnh nhân RA thường sẽ thức dậy vào buổi sáng với tình trạng cứng khớp kéo dài vài giờ. Bệnh nhân viêm xương khớp cũng có thể bị cứng khớp sau khi thức dậy, nhưng tình trạng này sẽ giảm trong vòng nửa giờ.

Triệu chứng không ở khớp

Một bệnh nhân mắc RA có thể cảm thấy các triệu chứng ngoài khớp như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, khô miệng, trầm cảm. Nếu không điều trị, RA sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong khi đó, ở người mắc viêm xương khớp, các biểu hiện của bệnh chỉ bị giới hạn ở các khớp.

Ngoài đau khớp, người bệnh RA có thể bị sốt nhẹ, đau cơ, khô miệng

Tuổi thọ

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân trong khi đó viêm xương khớp thường không tác động cụ thể đến tuổi thọ của người mắc ngoài việc làm cho bệnh nhân ít hoạt động hơn.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng sản phẩm thảo dược

Hiện nay, để phòng ngừa, giảm cơn đau do các bệnh viêm xương khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng, nhiều người đang tin tưởng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ hy thiêm - thảo dược có đặc tính giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh. Ngoài ra, hy thiêm còn có tác dụng bảo vệ màng bao dịch khớp, tránh cứng khớp, giảm sưng phù chân, giảm đau các khớp ngoại biên rất rõ rệt.

Theo Đông y, cây hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ẩm. Thường người ta sẽ phơi khô thân và lá cây để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột để bào chế kết hợp với các vị thuốc khác. Vị thuốc từ cây này có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Những người bị tê chân tay, mỏi lưng gối nên dùng thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chứng minh, trong thành phần thân và lá cây có hàm lượng lớn chất darutin thuộc dẫn chất của acid salicylic. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt. Vì vậy, nhiều loại thuốc kháng viêm có sử dụng thành phần bào chế từ loại cây này.

Thanh Tú H+ (Theo Health)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh – Hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay

.TPBVSK Hoàng Thấp Linh có sự phối hợp giữa thành phần chính là hy thiêm và các thảo dược như nhũ hương, sói rừng, bạch thược; các acid amin khác như L-carnitine furmarate, muối magie, tiền hormone pregnenolone. 

Đối tượng sử dụng:

- Dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp 

- Không nên dùng cho phụ nữ có thai

- Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi

Cảnh báo: Không dùng cho bất kỳ người nào mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

XNQC: 01399/2019/ATTP-XNQC
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất /nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu