Vì sao tim đập nhanh, tim đập nhanh có cần đi khám?

Bạn cần cẩn thận nếu thấy tim đập loạn nhịp, cảm thấy tim đang phải làm việc quá sức

Block nhánh phải là gì, có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh tim có phải là rối loạn thần kinh thực vật không?

Cần theo dõi chỉ số nhịp tim nghỉ ngơi cho từng cá nhân

5 cách giảm đau do rối loạn nhịp tim nhanh

Hầu như bất kỳ ai cũng phải trải qua những thời điểm tim đập nhanh, đập loạn nhịp. Trên thực tế, căng thẳng, tập thể dục, uống nhiều rượu bia hoặc đồ uống có chứa caffeine… đều có thể khiến tim đập nhanh hơn bình thường.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim liên tục xảy ra, hãy đi khám ngay lập tức. Mặc dù hầu hết các trường hợp tim đập nhanh đều do những tình huống như căng thẳng hoặc sốt gây ra, nhưng trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể xảy ra do các bệnh tim mạch nghiêm trọng như rung nhĩ. Những người mắc các rối loạn nhịp tim cần được bác sỹ tim mạch theo dõi và điều trị sát sao.

Vì sao tim đập nhanh?

Thông thường, trái tim đập 60 - 100 lần/phút. Nhịp tim cao hơn 100 lần/phút được gọi là nhịp tim nhanh. Tình trạng nhịp tim nhanh có thể kéo dài trong vài giây đến vài giờ.

Không phải tất cả các trường hợp nhịp tim nhanh đều nguy hiểm. Rất nhiều tình huống hàng ngày xảy ra khiến tim bạn đập nhanh, bao gồm:

- Tập thể dục quá sức.

- Căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn.

Căng thẳng, stress quá mức cũng có thể khiến tim đập nhanh

- Lượng đường huyết thấp hoặc huyết áp thấp.

- Sốt, thiếu máu và mất nước.

- Mang thai hoặc đang có kinh nguyệt.

- Uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có chứa caffeine.

- Dùng các chất gây nghiện.

Nếu bạn đang bị tim đập nhanh, trước hết hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Bạn có đang căng thẳng không?

- Bạn đã uống nhiều caffeine hơn bình thường?

- Bạn có bị hạ đường huyết?

Ghi lại các triệu chứng, những gì bạn đã làm trước khi tình trạng tim đập nhanh xảy ra. Điều này sẽ giúp cho bác sỹ xác định được vấn đề bạn đang gặp phải.

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng tim đập nhanh mà không phải do những nguyên nhân trên, hãy đi khám để được kiểm tra, chẩn đoán cụ thể hơn. Một số bệnh tim mạch dưới đây có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh:

Bạn cần cẩn thận với tình trạng tim đập nhanh do các bệnh tim mạch

- Suy tim.

- Đau tim.

- Bệnh động mạch vành.

- Vấn đề với van tim hoặc cơ tim.

- Rung nhĩ: Khiến các buồng tim phia trên (tâm nhĩ) đập nhanh hơn bình thường. Rung nhĩ nguy hiểm ở chỗ bệnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các cơn rối loạn nhịp tim do rung nhĩ có thể khiến máu ứ đọng lại trong các buồng trên của trái tim, gây ra cục máu đông. Cục máu đông này có khả năng bị đẩy ra khỏi tim và đi vào não, gây đột quỵ.

- Chứng rối loạn nhịp tim: Xảy ra khi các tín hiệu điện bên trong tim trở nên bất thường, gây ra tình trạng tim đập nhanh hoặc không đều. Trong một số trường hợp có thể khiến tim đập quá chậm. Trên thực tế, rung nhĩ cũng là một dạng rối loạn nhịp tim.

Nhịp tim nhanh, khi nào cần đi khám?

Tốt hơn hết, bạn nên đi khám khi tình trạng tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim lặp đi lặp lại thường xuyên, hoặc đi kèm với các triệu chứng như: Đau tức ngực, chóng mặt, choáng ngất, khó thở… Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Nếu tình trạng nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim là do các tình huống uống quá nhiều caffeine, lo lắng, căng thẳng quá mức… bạn chỉ cần tìm cách khắc phục các nguyên nhân này.

Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh do tình trạng rối loạn nhịp tim, bạn sẽ cần tới sự tư vấn của các chuyên gia, bác sỹ.

Cách phòng tránh nhịp tim đập nhanh

Để ngăn chặn tình trạng tim đập nhanh, đầu tiên bạn nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng căng thẳng, thư giãn tâm lý. Đồng thời, bạn có thể dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập luyện các môn thể thao giúp trấn tĩnh hệ thần kinh thực vật như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, tập yoga, thái cực quyền, đi bộ… Đặc biệt, bạn cần loại bỏ các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc… và nên giảm cân nếu có thừa cân. Cuối cùng, hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ về sử dụng thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm chứa thảo dược khổ sâm cũng sẽ giúp bạn giảm nhịp tim và phòng ngừa tim đập nhanh tái phát. Thay vì tìm kiếm khổ sâm không rõ nguồn gốc xuất xứ, ngày nay, thảo dược này đã được ứng dụng trong sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bạn giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả, đồng thời làm giảm bớt triệu chứng, hồi hộp, trống ngực, đánh trống ngực do tim đập nhanh gây ra.

Vi Bùi H+ (Theo Healthcare.utah.edu)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh, và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp

Sản phẩm dùng cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch