Vì sao bạn không nên coi thường chứng táo bón?

Táo bón kéo dài có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm

Táo bón khiến trẻ hay ốm khi giao mùa

5 loại vitamin có thể làm giảm táo bón

Bị táo bón nên ăn gì?

7 điều không nên làm khi đang bị táo bón

Theo Trung tâm Y tế Mayo Clinic (Mỹ), táo bón là tình trạng phân trở nên khô cứng hơn bình thường, gây khó khăn trong việc đi vệ sinh, dẫn tới đau đớn, thậm chí là chảy máu. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới táo bón như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, ít uống nước, ăn ít chất xơ và lười vận động...

Mặc dù, đây là một vấn đề khá phổ biến và có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị táo bón và tình trạng này kéo dài hơn 1 - 2 tuần, thì nó lại có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là 3 lý do bạn không nên xem thường chứng táo bón.

Tắc nghẽn trong ruột

Theo May Clinic, tắc nghẽn trong ruột có thể là nguyên nhân khiến phân khó di chuyển, di chuyển chậm lại, ứ đọng và gây táo bón. Đây là một tình trạng không thể xem thường, bởi nó có thể được gây ra bởi căn bệnh ung thư ruột, đôi khi là ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng. Ngoài ra, một vài vấn đề khác như: Nứt kẽ hậu môn, tắc ruột hoặc thủng ruột cũng có thể là thủ phạm dẫn tới tình trạng này.

Các vấn đề về thần kinh trong ruột

Bệnh đa xơ cứng, parkinson và đột quỵ có thể gây ra những tác động tiêu cực tới các dây thần kinh trong ruột, làm ảnh hưởng tới quá trình co bóp và nhu động của ruột, khiến phân bị đọng lại và dẫn tới táo bón.

Các vấn đề về hormone

Hormone có vai trò quan trọng đối với hầu hết các chức năng của cơ thể. Nếu nồng độ hormone của bạn đang bị mất cân bằng, có thể gây ra táo bón. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ mang thai thường rất dễ bị táo bón. Ngoài ra, người bị đái tháo đường hoặc có các vấn đề về tuyến giáp cũng là những đối tượng có nguy cơ cao.

Làm sao để giảm táo bón?

Nếu bạn bị táo bón, hãy thử thay đổi chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại rau xanh, hoa quả tươi, mận, chuối, táo và hành. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tăng cường các hoạt động thể chất để giúp cải thiện nhu động ruột.

Tuy nhiên, nếu thực hiện những việc trên mà tình trạng táo bón không thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sỹ kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.

Quang Tuấn H+ (Theo Express)

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng cốm Bio-acimin Fiber giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ.

Là sản phẩm thuộc thương hiệu Bio-acimin, BioAcimin Fiber được đặc chế dành riêng cho trẻ táo bón, thành phần bao gồm chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh. Synergy 1 là sự kết hợp hiệu quả giữa chất xơ hoà tan Inulin và FOS, được chiết xuất từ thực vật, khi được bổ sung vào đường tiêu hoá, chúng hút nước, trương nở tạo hệ gel nhớt làm mềm và tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Men vi sinh Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium là những chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Nhờ sự kết hợp của chất xơ tự nhiên Synergy 1 và các men vi sinh, TPCN Bio-acimin Fiber giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón của trẻ nhờ 3 tác dụng:
- Làm mềm và tăng thể tích phân
- Kích thích nhu động ruột
- Bảo vệ hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ
Nguyên liệu nhập khẩu 100% từ Châu Âu
Website: www.bioacimin.com
Hotline: 19006436
XNQC: 01681/2016/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa