Làm gì để phát hiện sớm ung thư da?

Có thể sử dụng nguyên tắc ABCD để phát hiện sớm bệnh ung thư tế bào hắc tố - một dạng ung thư da ác tính

Uống nhiều nước cam dễ bị ung thư da

Phát triển vaccine mới chống ung thư tế bào hắc tố

Vaccine hứa hẹn phòng chống ung thư da ác tính tái phát

Cách phát hiện ung thư da bằng gậy “tự sướng”

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

ung thư tế bào hắc tố được xem là loại Ung thư da nguy hiểm nhất mặc dù ít phổ biến hơn các loại ung thư da khác. Mỗi năm có thêm khoảng 76.690 người mắc ung thư da và căn bệnh này phổ biến ở những người da trắng. 10% trường hợp ung thư da ác tính là do di truyền.

Da thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe. Các tế bào da tạo thành một hàng rào phòng thủ, bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi sự "xâm lược" của các yếu tố gây bệnh bên ngoài, như vi khuẩn, virus. Đồng thời, da giúp kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra một loại vitamin quan trọng đối với chức năng của nhiều cơ quan - vitamin D.

Bệnh ung thư da hình thành ở lớp biểu bì - lớp ngoài cùng của da. Các tế bào melanocyte ở lớp biểu bì sản xuất ra một chất màu đen gọi là melanin (hắc sắc tố) để bảo vệ da khỏi tác hại của các tia cực tím (UV). Bệnh ung thư tế bào hắc tố khởi nguồn từ tế melanocyte. 

Thông thường, melanin là thành phần của một đốm sắc tố trên da, chính là nốt ruồi. Tuy nhiên, nếu chịu tác động quá lớn của tia cực tím, hóa chất..., các tế bào melanocyte trong nốt ruồi sẽ phát triển thành tế bào ung thư. Khi đó, da bắt đầu xuất hiện các đốm sắc tố đặc trưng, nếu không phát hiện và điều trị sớm, khối u ác tính có thể lây lan khắp cơ thể và gây tử vong. 

Bệnh ung thư tế bào hắc tố có thể được chẩn đoán chính xác tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, bạn có thể áp dụng quy tắc ABCD để xem mình có triệu chứng của bệnh hay không:

Quy tắc ABCD phát hiện ung thư da
A (Asymmetry – hình ảnh bất cân xứng): Nếu cắt nốt ruồi làm đôi mà thấy hình ảnh hai bên không đối xứng nhau thì đó có thể là nốt ruồi độc melanoma.
B (Border irregularity - bờ không đều): Bờ (cạnh) nốt ruồi trông không đều hoặc hình răng cưa, mờ…
C (Color – màu sắc): Nốt ruồi lành màu nâu hoặc đen đều một sắc. Nốt ruồi độc thường có hai hay nhiều sắc khác nhau, màu không đều chỗ đậm chỗ nhạt.
D (Diameter - Đường kính): Những nốt ruồi nhỏ dưới 5mm không đáng ngại, song cần đề phòng những nốt ruồi trên 5mm.

Ngoài quy tắc ABCD trên, cần chú ý những thay đổi sau của da hoặc các nốt ruồi, bao gồm: Bỗng dưng chảy máu, phát triển cao trên da và ngứa… Tất nhiên, phòng ngừa vẫn là điều quan trọng hơn cả, bạn nên đi khám da liễu ít nhất một lần mỗi năm và sử dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ làn da.

Bạn không nên quá lo lắng vì có tới 90% trường hợp ung thư da có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K


Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư