Kỳ IV: Lối sống lành mạnh: Liệu pháp thải độc, tiêu độc

Liệu pháp thải độc, tiêu độc bằng thảo dược được coi là giải pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả? (ảnh minh họa)

Vì sao người bệnh đái tháo đường nên ăn bắp cải?

Chậm kinh, trễ kinh: Dùng ngay bài thuốc Bát trân thang!

4 lợi ích sức khỏe hàng đầu của bông cải xanh

Rối loạn chức năng ống Eustachian có chữa khỏi được không?

Dị hóa tạo ra nguyên liệu cho việc xây dựng cấu trúc tế bào và cơ thể. Quá trình giải phóng năng lượng luôn tạo ra chất thải, như xăng bị đốt tạo ra khói. Cũng như quá trình tiêu hóa (dị hóa) thức ăn tạo ra các chất nuôi dưỡng cơ thể và tạo ra cả chất thải. Các chất không được đồng hóa bởi cơ thể là các chất lạ và có hại cho cơ thể, thường được gọi chung là các gốc tự do. Giới y khoa gọi chúng là kháng nguyên. Các virus, vi khuẩn gây bệnh cũng là kháng nguyên. Các chất thải và kháng nguyên đều là “rác” của cơ thể.
Đã là rác thì cần được vệ sinh, làm sạch. Cơ thể người tự đào thải, tự làm sạch qua 5 đường bài tiết: qua hô hấp (hơi thở), mồ hôi, tiểu tiện (nước tiểu), đại tiện (phân) và trung tiện (xì hơi  hay rắm). Ở mức độ tế bào, các kháng nguyên được trung hòa, bắt sống bởi các kháng thể và enzyme sẵn có. Quá trình này được gọi là tiêu độc.
Các thảo dược thường có chứa các hoạt chất sinh học, có tác dụng tăng cường chức năng đào thải của các cơ quan lục phủ, ngũ tạng hoặc có tác dụng tiêu độc, phá hủy, tiêu diệt các kháng nguyên. Một số thảo dược có tính kháng sinh đối với vi khuẩn, sinh vật lạ, tế bào lạ. Các kháng nguyên cuối cùng này có thể là những tác nhân làm tổn thương tế bào và DNA, dẫn đến, tạo nên các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên – nguyên nhân đột biến tế bào lành thành tế bào ung thư. Điều này lý giải tại sao một số thảo dược có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch và phòng chống ung thư. Tuy nhiên các thảo dược hoặc bài thuốc có hiệu quả ổn định trong chữa trị ung thư còn quá hiếm. 
Các thảo dược có tác dụng tăng cường chức năng đào thải của các cơ quan trong cơ thể
Các bài thuốc đông y có thể dẫn thuốc đến các cơ quan lục phủ, ngũ tạng (cơ quan đích) nhờ các vị “sứ” hoặc nhờ phương pháp bào chế. Trong bào chế đông y, các chất dẫn đến đích thường theo vị của nó: vị chua dẫn tới gan (can), đắng tới tâm (tim), ngọt tới tỳ, cay tới phế (phổi) và mặn tới thận. Tuy nhiên, các tế bào ung thư chung sống với tế bào lành, cho nên nó khó được nhận biết bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu có cách làm cho hệ thống miễn dịch nhận biết được tế bào ung thư, phân biệt được địch – ta thì có thể tạo ra các kháng thể, kháng sinh hướng đích.
Ủy ban Nobel cho biết các công trình của 2 nhà khoa học, một người Mỹ và một người Nhật Bản, đã tìm ra cách lợi dụng hệ thống miễn dịch, giải phóng cơ chế ức chế tế bào miễn dịch để chống lại tế bào ung thư. Các phát kiến của họ đã mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị bệnh này. Tế bào trình diện kháng nguyên có nhiệm vụ “nhận dạng” tế bào ung thư và chuyển thông tin này tới tế bào miễn dịch T, là một loại kháng thể, để nó tiêu diệt tế bào ung thư. Như vậy là đã có thể nhân bản tế bào T hướng đích!?
Liệu ta có thể tạo ra các kháng sinh hướng đích, tương tự như tế bào T hướng đích không và bằng cách nào?
Máu và nước tiểu thường được chọn làm bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh – một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. Máu và nước tiểu chứa không chỉ các thông tin chỉ điểm bệnh mà còn các thông tin về ổ bệnh, tế bào bệnh. Chỉ tiếc rằng, các thông tin về ổ bệnh, tế bào bệnh cụ thể là những gì thì chưa được phát hiện dù chúng chắc chắn là có thật.
Các tế bào ung thư, dù còn sống hay chết, đều chứa đựng các thông tin về chúng. Và đương nhiên, máu và nước tiểu đều chứa các thông tin này. Niệu liệu pháp, đã từng bùng nổ một thời, hẳn có lý do của nó dù đã bị phê phán là bị lạm dụng?
Theo tôi được biết, Sivambu là nước tiểu của chính chủ, được sắc nhỏ lửa đến còn ¼ thể tích ban đầu, sẽ vô khuẩn, ít độc và an toàn hơn, cũng như chứa thông tin bệnh đậm đặc hơn nước tiểu sống. Loại nước này mang tên vị thần SIVA cho nên được Đạt Ma Sư tổ đặt tên là Sivambu. Cách uống nó là phải uống một hơi. Nhờ hàm lượng muối mặn sẽ tạo một sức hút thẩm thấu cao, kéo các kháng nguyên có cùng thông tin chứa trong nước tiểu ra ngoài. Chuyện này gợi ý rằng, nước tiểu của người bệnh có thể là một trong các vị “sứ” hướng đích đến tế bào ung thư trong các bài thuốc cổ truyền. Và tất nhiên rằng, phương pháp này cũng sẽ chỉ áp dụng cho từng cá thể, giống như trong phương pháp nhận diện tế bào trình diện kháng nguyên của 2 nhà bác học Mỹ và Nhật Bản đoạt giải Nobel y học năm 2018!?
Kỳ sau: Liệu pháp tinh thần
Chí Thiện H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư