Túi mật hoạt động thế nào và tại sao sỏi mật hình thành trong túi mật?

Sỏi mật hình thành trong túi mật có thể gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh

Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, giảm cân quá nhanh có thể gây sỏi mật?

13 dấu hiệu đau bụng do bệnh túi mật, sỏi mật

Làm thế nào để cải thiện cuộc sống khi không còn túi mật?

Những điều bạn cần biết sau khi thực hiện phẫu thuật cắt túi mật

Túi mật hoạt động như thế nào?

Túi mật là một bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa, nó có nhiệm vụ dự trữ, cô đặc và điều tiết quá trình bài xuất dịch mật (dịch tiêu hóa, được sản sinh trong gan) xuống ruột. Dịch mật giúp phá vỡ chất béo phức tạp trong thực phẩm để cơ thể chúng ta hấp thụ dễ dàng hơn, đồng thời cũng là dung môi hòa tan các chất thải do gan tiết ra để loại bỏ chúng qua đường tiêu hóa.

Dịch mật sau khi được sản sinh bởi các tế bào gan sẽ theo hệ thống các ống dẫn mật một phần xuống ruột để giúp tiêu hóa thức ăn, một phần được dự trữ và cô đặc trong túi mật. Gan liên tục sản xuất ra dịch mật mỗi ngày dù chúng ta có ăn hay không, tuy nhiên, nhờ có túi mật nên dịch mật được dự trữ lại và chỉ đổ xuống tá tràng khi cần thiết.

Cơ vòng Oddi nằm giữa ngã ba mật, tụy và tá tràng

Khi chúng ta ăn, cơ thể xuất hiện tín hiệu làm mở cơ vòng Oddi (cơ nằm giữa ngã ba mật, tụy và tá tràng). Lúc này, túi mật sẽ co bóp, tống đẩy dịch mật xuống tá tràng. Khi không có thức ăn, cơ Oddi sẽ đóng và dịch mật còn lại sẽ được dự trữ trong túi mật, chuẩn bị sẵn sàng cho bữa ăn tiếp theo. Vì vậy, nhờ có túi mật nên quá trình bài tiết dịch mật được điều tiết nhịp nhàng, phù hợp với nhịp điệu của bữa ăn.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là những khối tinh thể rắn, nhỏ, được hình thành trong túi mật hoặc ở đường mật. Thông thường, sỏi mật được tạo thành từ cholesterol, các tinh thể muối calci dư thừa và các chất khác trong dịch mật. Tùy vào thành phần mà sỏi mật có kích thước, số lượng, hình dạng, màu sắc… khác nhau.

Thông thường, túi mật là nơi lưu trữ dịch mật nhưng sỏi mật xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật, làm cản trở sự lưu thông dịch mật. Điều này có thể gây đầy trướng, chậm tiêu.

Sỏi di chuyển, cọ xát vào thành túi mật gây nên những cơn đau bụng mạn sườn phải. Đặc biệt, viên sỏi lọt vào ống dẫn mật có thể gây tắc mật, vàng da, viêm đường mật. Người bệnh thường bị đau bụng dữ dội, cơn đau có thể lan tới hai vai và kéo dài trong vòng 1 giờ hoặc lâu hơn.

Nguyên nhân hình thành sỏi mật?

Bình thường, các thành phần trong dịch mật ở mức cân bằng, nhưng khi hàm lượng cholesterol hoặc muối calci bilirubin và các chất khác trong dịch mật tăng cao, chúng có thể liên kết với nhau và lắng đọng lại thành sỏi mật. Sỏi có thể nằm trong túi mật, trong đường dẫn mật ở gan hoặc di chuyển xuống ống mật chủ.

Trong số đó, sỏi cholesterol là dạng sỏi phổ biến nhất, thường là sỏi túi mật. Một số yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật gồm:

- Chức năng gan kém.

- Người trên 40 tuổi.

- Phụ nữ sinh đẻ nhiều.

- Nhiễm khuẩn đường mật.

- Chế độ ăn nhiều calorie, chất béo, ít chất xơ.

- Người thừa cân béo phì.

- Một số loại thuốc như thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.

Vi Bùi H+ (Theo Tophealthjournal)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ, Kim tiền thảo, Chỉ xác, giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, giảm và cải thiện triệu chứng và phòng tái phát sỏi hiệu quả.

Làm sao để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa sỏi mật một cách tự nhiên? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa