Trào ngược dạ dày - thực quản: Khổ vì ăn uống!

Thoát vị cơ hoành được cho là nguyên nhân chính của bệnh

Giảm trào ngược dạ dày thực quản bằng cách nào?

Cụ ông khốn khổ vì dạ dày nằm trên... ngực

Phẫu thuật lấy 4kg tóc trong dạ dày

Viêm dạ dày mạn tính: Nên kiểm tra vi khuẩn HP

Những điều nên và không nên làm khi bị đau dạ dày

Trong tiêu hóa bình thường, khi thức ăn trôi xuống dạ dày qua thực quản, cơ vòng thực quản (LES) sẽ đóng lại và ngăn không cho thức ăn bị ép trở lại (do dạ dày luôn luôn tiến hành co bóp). Tuy nhiên, một số người có cơ vòng thực quản yếu hoặc bị rối loạn chức năng đóng mở, làm thức ăn hay dịch dạ dày trào ngược lại thực quản.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào mức độ rối loạn chức năng của LES, số lượng thực phẩm được đưa vào dạ dày và độ pH của dịch vị. Đa số các trường hợp bị bệnh có thể sẽ thuyên giảm nếu thay đổi chế độ ăn uống và một lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, một số người vẫn phải dùng thuốc, thậm chí là phẫu thuật.

Thoát vị cơ hoành và trào ngược dạ dày - thực quản

Cơ hoành là phần cơ ngăn cách bụng và ngực, có một lỗ nhỏ cho dạ dày nối với thực quản. Các bác sỹ tin rằng, việc cơ hoành bị gián đoạn sẽ làm suy yếu LES, tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nhiều người bị thoát vị cơ hoành không bị tình trạng trào ngược hay ợ nóng, nhưng một số khác sẽ gặp tình trạng này với các biểu hiện như: Nôn, căng thẳng, gắng sức đột ngột, tăng áp lực ổ bụng.

Thoát vị cơ hoành thường không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu thoát vị cơ hoành làm nghẹt thở do viêm thực quản hay trào ngược nặng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để giảm độ lệch của cơ hoành.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và lối sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Một số thực phẩm, đồ uống như chocolate, bạc hà, đồ rán, nướng, cà phê hoặc đồ uống có cồn có thể gây trào ngược dạ dày - thực quản. Khói thuốc lá làm giãn cơ vòng thực quản. Béo phì và mang thai cũng có thể là nguyên nhân của căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh: Ợ nóng

Ợ nóng là triệu chứng rõ nhất của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Những người bị bệnh này sẽ thấu hiểu cảm giác những cơn ợ nóng, hay còn gọi là chứng acid khó tiêu. Người bệnh sẽ thấy một cơn đau chạy từ xương ức lên đến cổ họng, cá biệt có người còn cảm thấy thức ăn và dịch dạ dày trào lên miệng có vị chua, đắng.

Triệu chứng phổ biến nhất này thường bắt đầu sau khi ăn và có thể kéo dài đến 2h sau đó. Những người bị trào ngược dạ dày - thực quản thường không thể thực hiện được các hoạt động mạnh như tập thể dục hay lao động chân tay. Họ cảm thấy đau ngực và thường bị nhầm lẫn với những cơn đau tim.

Hơn 60 triệu người Mỹ trưởng thành bị chứng ợ nóng ít nhất một lần mỗi tháng và hơn 15 triệu người trưởng thành bị ợ nóng hàng ngày. Nhiều người cho rằng, cảm giác này là bình thường cho đến khi họ được chẩn đoán là đã mắc bệnh.

Điều trị

Theo các chuyên gia y tế, một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ điều trị căn bệnh này:

- Tránh và giảm số lượng ăn vào các loại thực phẩm có hại cho cơ vòng thực quản được nêu ở trên.

- Hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc như cà chua, ớt, tiêu, đồ lên men…

- Ăn nhiều bữa nhỏ, không nên ăn no để ổn định áp lực dạ dày.

- Sử dụng các thuốc trung hòa acid trong dạ dày, ngăn chặn ợ nóng.

- Nâng cao đầu giường lên 15,24cm khi ngủ sẽ giảm các triệu chứng của bệnh.

- Đối với các ca bệnh mạn tính, việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ là thực sự cần thiết.

Các trường hợp trào ngược dạ dày - thực quản quá nặng có thể phải phẫu thuật tránh xuất hiện một số biến chứng nghiêm trọng như: chảy máu thực quản, loét dạ dày - thực quản gây ra các sẹo mạn tính, thậm chí gây ung thư

Tiểu Bắc H+ (theo webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa