Trầm cảm trong thai kỳ, con dễ bị tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý hiện là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất ở trẻ em

Những điều mẹ bầu cần biết về trầm cảm khi mang thai

Dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai có an toàn không?

7 phương pháp giúp bà bầu thoát khỏi trầm cảm và nguy cơ sảy thai

Infographic: 6 lý do khiến mẹ bầu dễ bị trầm cảm

Một nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã điều tra về trầm cảm trong thai kỳ, gây ra tăng động giảm chú ý ở trẻ. Trong nghiên cứu này, các triệu chứng trầm cảm được các nhà nghiên cứu theo dõi khi người mẹ mang thai từ tuần thứ 12 cho đến khi trẻ được 3-6 tuổi.

Từ tuần thai thứ 12, các nhà khoa học đã xem xét chi tiết về các triệu chứng trầm cảm của người mẹ sau khi mang thai; Dữ liệu về béo phì trước khi mang thai; Rối loạn huyết áp trong thai kỳ và bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng được so sánh.

Trong tổng số 1.779 bà bầu ở Phần Lan và những trẻ được sinh ra từ năm 2006-2010 đã được đưa vào nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu bắt đầu đánh giá bào thai từ tuần thứ 12 của thai kỳ và đánh giá cuối cùng khi trẻ được trung bình 3,8 năm tuổi.

Sau khi phân tích, các tác giả nhận thấy, tỷ lệ "trẻ em có các triệu chứng ADHD lâm sàng cao hơn ở nhóm phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm cao trong suốt thai kỳ". Những phát hiện này của các nhà nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLOS One. 

Theo đó, nếu người mẹ có triệu chứng trầm cảm sau khi sinh, làm tăng thêm các triệu chứng trầm cảm trong thai kỳ và trẻ có thêm nguy cơ ADHD, với các triệu chứng rõ rệt hơn.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy, các bà mẹ béo phì và các rối loạn về việc mang thai như bệnh đái tháo đường ở người mẹ không ảnh hưởng đến ADHD ở con.

Điều gì gây ra sự tương tác này?

Dù đạt được kết quả như trên, nhưng các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận, hạn chế của nghiên cứu là không thể xác định được cấu trúc não, hoặc cơ chế hoạt động, hành vi của trẻ bị ảnh hưởng khi người mẹ mang thai bị trầm cảm.

Ví dụ, các nghiên cứu trước đó cho thấy, các triệu chứng trầm cảm của mẹ, mức cortisol tiết nước bọt, hoặc cả 2 có thể làm thay đổi cấu trúc não của đứa trẻ và cách nó được kết nối với nhau.

Trầm cảm trong thai kỳ cũng có liên quan đến sự gia tăng nhạy cảm glucocorticoid nhau thai, có thể có nhiều tác động đến sự phát triển của bào thai.

Viêm cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy, các cytokine viêm tương quan với các triệu chứng trầm cảm của người mẹ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, họ cần có thêm thời gian để làm sáng tỏ cách thức và lý do tại sao trầm cảm của bà mẹ có liên quan đến ADHD ở trẻ. Tuy nhiên, những phát hiện của họ hiện vẫn có thể có ích lâm sàng. Vì thế, can thiệp vào các triệu chứng trầm cảm của người mẹ trong thời gian mang thai không chỉ tốt cho người mẹ, mà còn mang lại nhiều ích lợi cho con cái họ về sau. 

Thịnh Nguyễn (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh