3 lưu ý khi tiêm insulin cho người bệnh đái tháo đường

Dưới đây là một vài lời khuyên để tiêm insulin đúng cách, an toàn

Đái tháo đường và cảm cúm: Sự kết hợp nguy hiểm với người bệnh

Điều gì xảy ra, nếu người đái tháo đường bị cắt cụt chân?

Ngày Đái tháo đường Thế giới: 10 sự thật có thể bạn chưa biết

Kỷ lục: 160 ca cắt cụt chi/tuần do đái tháo đường tại Anh

Người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường type 1 sẽ phải tiêm insulin thường xuyên để ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh... Chính vì vậy, tiêm insulin đúng cách là việc vô cùng quan trọng. 

Khi tiêm insulin, người bệnh đái tháo đường nên lưu ý một số điểm dưới đây:

1. Không tiêm ở cùng 1 vị trí

Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường đều tiêm insulin ở cùng một vị trí. Đây là một thói quen không tốt vì thường xuyên tạo áp lực lên một vị trí tiêm, hết lần này tới lần khác có thể khiến bạn bị đau, áp xe, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm da.

Cách tiêm insulin xoay vòng ở bụng cho người bệnh đái tháo đường

Tiêm nhiều lần ở cùng một vị trí cũng có thể dẫn tới biến chứng loạn dưỡng mỡ tại khu vực này. Khi bị loạn dưỡng mỡ, da có thể bị lõm xuống, gây khó khăn cho lần tiêm tiếp theo.

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên thay đổi vị trí tiêm insulin ở bụng, đùi, cánh tay và mông. Lưu ý insulin được hấp thu tốt nhất ở bụng, sau đó đến bắp tay, đùi và mông. Do đó bạn nên tính tới thời gian tác dụng của insulin để chọn vị trí tiêm phù hợp.

2. Tiêm quanh rốn

Trong trường hợp tiêm insulin ở bụng, bạn hãy thử tưởng tượng vị trí tiêm nằm trên một đường tròn quanh rốn, cách rốn khoảng 4 ngón tay (5cm). Hãy chia đều số lần tiêm theo cung tròn, sao cho bạn sẽ quay lại vị trí tiêm đầu tiên sau khoảng 28 ngày.

Bằng cách này, bạn sẽ tránh được việc tiêm ở cùng một vị trí, đồng thời các vết tiêm cũ sẽ có khoảng 28 ngày để lành trở lại.

3. Không tiêm ngay khi lấy thuốc ra khỏi tủ lạnh

Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng xấu tới insulin, chính vì vậy người bệnh đái tháo đường thường phải bảo quản thuốc trong tủ lạnh.

Tuy nhiên, một sai lầm nhiều người thường mắc phải là tiêm insulin ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh. Lúc này, insulin vẫn còn quá lạnh và có thể khiến bạn bị bỏng lạnh, đau rát khi tiêm. Tốt hơn hết, bạn nên lấy thuốc ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi tiêm, để insulin có thể trở lại nhiệt độ phòng.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp giảm và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.

Infographic: Người bệnh đái tháo đường đã biết tiêm insulin đúng cách? - Ảnh 9

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết