Thuốc đái tháo đường giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Sử dụng thuốc glitazones ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 sẽ giúp họ giảm nguy cơ phát triển Parkinson về sau

Kiểm soát đường huyết hiệu quả với 1 quả trứng luộc/ngày

Phụ nữ mắc đái tháo đường dễ bị rối loạn ăn uống

Người bệnh đái tháo đường nên ăn 5 loại quả dưới đây

Ngoài khám đường huyết, người bệnh đái tháo đường cần khám thêm gì?

Thuốc glitazones, hay thiazolidinediones (GTZs) từ lâu đã được bác sỹ kê đơn sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Tác dụng của thuốc là cải thiện chức năng của insulin, một hormone giúp điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể.

Nhằm hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc GTZs và nguy cơ mắc bệnh Parkinson, TS. Charalampos Tzoulis, trưởng nhóm nghiên cứu, đến từ Đại học Bergen (Na Uy) và các đồng nghiệp đã phân tích hơn 100 triệu đơn thuốc ở Na Uy.

Họ đã xem xét mối liên quan giữa việc sử dụng GTZs và metformin (metformin là một loại thuốc khác cũng được dùng để điều trị đái tháo đường type 2).

Trong thời gian 10 năm, từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2014, nhóm đã xác định được 94.349 bệnh nhân dùng metformin và 8.396 người sử dụng GTZs.

Kết quả cho thấy, so với nhóm sử dụng metformin, nhóm sử dụng GTZs có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 28%.

Nguyên nhân chính xác nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở nhóm sử dụng thuốc GTZs chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu trước đây, nhóm của TS. Tzoulis nhận thấy, những người mắc bệnh Parkinson thường có xu hướng giảm sản xuất và chức năng của ty thể (ty thể là những cơ quan sản sinh năng lượng cho tế bào). Các nhà khoa học phỏng đoán rằng, thuốc GTZs có thể cải thiện quá trình sản xuất và chức năng của ty thể, từ đó giúp giảm nguy cơ Parkinson. 

M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết