Thụ tinh trong ống nghiệm có thể khiến người mẹ bị suy tim!

Phụ nữ thực hiện IVF nên đi khám thường xuyên trong và sau thai kỳ để phòng ngừa suy tim

Mọi điều bạn cần biết về hở van động mạch chủ

Hẹp van động mạch phổi là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh động mạch vành: Đặt stent mạch vành được bao lâu?

Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì?

Theo các phát hiện mới được trình bày tại đại hội khoa học Heart Failure 2019, các nhà khoa học đã tập trung vào bệnh cơ tim chu sản - một dạng bệnh suy tim thường ảnh hưởng trong thai kỳ của người phụ nữ, có thể đe dọa tới tính mạng. Căn bệnh này ảnh hưởng tới 1/1.000 phụ nữ mang thai trên toàn thế giới, đồng thời cũng có thể gây hại cho thai nhi.

Các nhà khoa học từ Trường Y Hannover (Đức) đã tiến hành phân tích sức khỏe của 111 người phụ nữ mắc bệnh cơ tim chu sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh cơ tim chu sản ở những phụ nữ đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường.

Phụ nữ thực hiện IVF nên cẩn thận với bệnh suy tim, cơ tim chu sản

Denise Hilfiker-Kleiner, tác giả nghiên cứu cho biết: “Tất cả những người phụ nữ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm đều nên kiểm tra tim, siêu âm tim trước và sau khi sinh để phòng ngừa bệnh cơ tim chu sản”.

Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, phụ nữ thực hiện IVF không phải những người duy nhất có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim. Trên thực tế, những người từng bị sảy thai, người có dấu hiệu bị suy giảm chức năng tim cũng có nguy cơ mắc cơ tim chu sản cao hơn người bình thường.

Denise Hilfiker-Kleiner cho biết: “Với phụ nữ từng bị sảy thai, ở những lần mang thai tiếp theo, nguy cơ mắc cơ tim chu sản sẽ cao hơn, nguy hiểm hơn cho cả mẹ và thai nhi”.

Tobias Pfeffer, đồng tác giả nghiên cứu khuyến cáo: “Do căn bệnh này thường được chẩn đoán muộn với nhiều biến chứng nghiêm trọng, tốt hơn hết những người thực hiện IVF nên chủ động đi khám thường xuyên hơn để phòng ngừa bệnh suy tim”.

Bệnh cơ tim chu sản được đặc trưng bởi sự phì đại đột ngột của trái tim trong các giai đoạn cuối của thai kỳ, hoặc sau khi sinh. Các dấu hiệu cảnh báo căn bệnh suy tim nguy hiểm này bao gồm: Khó thở, sưng chân, đánh trống ngực, thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để giải quyết nhu cầu vệ sinh…

Để phòng ngừa bệnh suy tim, cơ tim chu sản, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên thay đổi lối sống ngay từ mang thai và sau khi sinh, bằng cách giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, tập thể dục thường xuyên hơn và bỏ hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia…

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Sau khi sinh con và cho con bú, mẹ có thể tìm hiểu thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu...

Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu của Canada năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol "xấu" LDL trong máu.

Sau bắc cầu mạch vành, người bệnh nên duy trì lối sống thế nào? - Ảnh 5Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch