Bị tăng huyết áp: Bạn cần hiểu những điều sau để tránh rủi ro

Tăng huyết áp có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc điều trị

Giảm đau tức ngực, nhói ngực nhờ sản phẩm thảo dược

Những vấn đề tim mạch có thể gây khó thở khi nằm

Hở van tim, suy tim: Tôi đã tìm được bí quyết chung sống với bệnh tật

Cẩn thận nhầm hen suyễn với triệu chứng bệnh suy tim mạn tính

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, xảy ra khi áp lực của máu lên hệ thống động mạch tăng cao. Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… Nhưng khi nào bạn biết mình cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?

Trên thực tế, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và đặc biệt là chỉ số huyết áp của từng người mà các bác sỹ có thể đánh giá liệu bạn chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh hay cần bắt đầu dùng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp.

Hiểu rõ về chỉ số huyết áp

Người bệnh tăng huyết áp cần hiểu rõ về chỉ số huyết áp. Thông thường, chỉ số này sẽ được hiển thị bởi 2 con số, ví dụ như 130/90. Trong đó, con số đầu tiên là huyết áp tâm thu (hay áp lực của máu lên thành mạch khi tim co bóp). Con số thứ hai là huyết áp tâm trương (hay áp lực máu lên thành mạch khi tim giãn ra).

Đọc đúng chỉ số huyết áp giúp bạn xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng huyết áp 

Thông thường, chỉ số huyết áp của người bình thường sẽ nằm trong khoảng dưới 120/80. Nếu một hoặc cả hai con số của bạn cao hơn mức này, bạn biết rằng động mạch của mình đang phải chịu nhiều áp lực. Theo thời gian, tình trạng tăng huyết áp có thể dần gây tổn thương cho thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ…

Người bị tăng huyết áp cần uống thuốc khi nào?

Từ 120 - 129/dưới 80: Có thể chưa cần phải dùng thuốc

Trong trường hợp này, chỉ số huyết áp tâm thu của bạn ở mức cao nhưng vẫn chưa hoàn toàn là bệnh tăng huyết áp. Do đó, trừ khi bạn đang mắc các bệnh nền như bệnh thận, các bệnh tim mạch khác… các bác sỹ có thể cho rằng việc dùng thuốc là chưa cần thiết.

Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, do đó hãy bắt đầu thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Bạn nên tìm cách cắt giảm lượng muối ăn, tập thể dục nhiều hơn và giảm cân từ từ nếu đang bị thừa cân.

Bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn

130/80 - 139/89 (tăng huyết áp giai đoạn 1): Bạn có thể cần dùng thuốc

Chỉ số huyết áp này cho thấy bạn đã bị tăng huyết áp. Trong trường hợp bạn không có bệnh nền, trước hết các bác sỹ có thể cho bạn thử thay đổi lối sống xem phương án này có giúp kiểm soát huyết áp hay không.

Tuy nhiên, những người cao tuổi (trên 60 tuổi) bị tăng huyết áp giai đoạn 1 sẽ bắt đầu cần điều trị bằng thuốc khi chỉ số huyết áp tâm thu của bạn vượt quá 130.

140/90 hoặc cao hơn (tăng huyết áp giai đoạn 2): Bạn sẽ cần dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp

Ở giai đoạn này, các bác sỹ sẽ khuyên bạn nên kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh với việc dùng thuốc điều trị để kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Những rủi ro của bệnh tăng huyết áp và giải pháp phòng tránh

Huyết áp tăng cao kéo dài làm gia tăng áp lực lên tim, cản trở khả năng bơm máu của tim, đặc biệt là buồng tim phía dưới bên trái (tâm thất trái). Để đối phó với điều này, cơ tim phải dày lên để tăng sức co bóp, buồng tim phải giãn ra để chứa được nhiều máu hơn.

Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì chưa nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài sẽ làm giảm khả năng đàn hồi của cơ tim, hậu quả cuối cùng là thay đổi cấu trúc cơ tim, tim to ra. Từ đó gây ra hàng loạt rối loạn liên quan đến chức năng tim và hệ thống dẫn truyền của tim. Bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau tim thường xuyên, và nguy cơ loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết.

Để ngăn chặn những rủi ro này của bệnh tăng huyết áp, bạn nên dùng đầy đủ thuốc theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp tập thể dục thể thao hàng ngày, giảm cân hợp lý nếu có thừa cân, ăn giảm muối, giảm mỡ, không hút thuốc lá, uống rượu bia. Với người bị tăng huyết áp lâu năm, bạn cần chú ý phát hiện dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm như siêu âm phát hiện bóng tim to, đau tức ngực, khó thở hay ho khan mỗi khi thay đổi tư thế.

Bên cạnh giải pháp điều trị chính, người bị tăng huyết áp nên sử dụng sớm thực phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người bệnh tim mạch, tăng huyết áp có nguồn gốc thảo dược. Tiêu chí lựa chọn thực phẩm chức năng tốt cho tim là các sản phẩm được nhiều người sử dụng, có nghiên cứu lâm sàng hay được công bố trên tạp chí quốc tế.

Qua nghiên cứu, sản phẩm thảo dược có thể làm giảm các triệu chứng suy tim và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, đồng thời giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu. Do đó, sản phẩm thảo dược rất thích hợp để sử dụng trong phòng ngừa suy tim do các bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim do tăng huyết áp vì có tác dụng ngăn dày thất trái, giảm gánh nặng cho tim, giảm triệu chứng của bệnh.

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim. Sản phẩm hỗ trợ giảm khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa mạch vành cho người bệnh cơ tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim...

Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có hiệu quả của sản phẩm đã được Kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế - tạp chí Khoa học và Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch