Tăng acid trong máu có thể gây bệnh thận và bệnh gout

  • Chuyên đề:
  • Gout

Tăng acid uric máu có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe

Mách bạn 10 loại tinh dầu giúp giảm đau khớp do gout

Dị ứng thuốc trị gout có cách nào khắc phục?

Giấm táo giúp giảm bệnh gout hiệu quả, bạn đã biết chưa?

3 loại tinh dầu có tác dụng giảm đau do bệnh gout

Hầu hết acid uric được hòa tan trong máu, sau đó đi đến thận để bài tiết thông qua nước tiểu. Thông thường, mọi người duy trì mức urat huyết thanh ổn định trong khoảng từ 4 – 6,8mg/dl. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric hoặc không thể loại bỏ đủ lượng acid này bạn có thể bị tăng acid uric máu.

Xét nghiệm máu là một cách để kiểm tra mức acid uric của bạn. Nó cũng thể được kiểm tra bằng cách xét nghiệm mẫu nước tiểu. Nếu nồng độ acid trong máu từ 6,8 mg/dl trở lên thì bạn đang bị tăng acid uric máu.

Xét nghiệm máu là cách đơn giản để kiểm tra mức acid uric

Yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu

Lão hóa, là nam giới và là người Mỹ gốc Phi khiến bạn có nguy cơ bị tăng acid uric máu cao hơn. Các yếu tố nguy cơ làm tăng acid uric máu là: Hội chứng chuyển hóa, chế độ ăn nhiều purin, protein, rượu và carbohydrate; Sử dụng các loại thuốc, bao gồm thiazide, thuốc lợi tiểu quai và aspirin liều thấp; Bệnh đái tháo đường; Bệnh vẩy nến; Nhiễm độc chì…

Triệu chứng và biến chứng gây tăng acid uric

Mặc dù bản thân tăng acid uric máu không phải là bệnh và trong một số trường hợp nó không gây ra triệu chứng hay vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm hình thành các tinh thể urat và gây ra nhiều vấn đề.

Hai tình trạng phổ biến nhất có thể xảy ra do nồng độ acid uric tăng cao là bệnh gout và bệnh thận. Với bệnh gout, các tinh thể acid uric sẽ tích tụ trong khớp, thúc đẩy quá trình viêm và phá vỡ sụn khớp. Các triệu chứng của bệnh gout là đau, sưng, đỏ, cứng và biến dạng khớp.

Tăng acid uric kéo dài có thể gây bệnh gout

Các tinh thể urat cũng có thể lắng đọng trong thận, khiến sỏi thận hình thành. Sỏi thận có thể gây đau đớn. Nếu không được điều trị, nó có thể chặn đường tiết niệu và gây nhiễm trùng. Theo thời gian, sỏi thận có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính, điều này càng khiến việc loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể khó khăn hơn.

Điều trị tăng acid uric trong máu như thế nào?

Nếu tăng acid không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong cơ thể thì không nhất thiết phải điều trị. Khi có triệu chứng, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống ít purin để điều chỉnh nồng độ acid uric. Nếu điều đó không hiệu quả, bác sỹ có thể kê toa một số loại thuốc để kiểm soát mức độ acid uric.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên người bị tăng acid uric sử dụng sản phẩm thảo dược kết hợp để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa cơn gout tái phát, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cây trạch tả kết hợp cùng nhiều loại thảo dược quý khác như hạ khô thảo, nhọ nồi, ba kích...

Thanh Tú H+

Giấm táo giúp giảm bệnh gout hiệu quả, bạn đã biết chÆ°a? - Ảnh 6Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ điều trị cho những người bị gout
Người bị gout thường sưng, đau, khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống. Chính vì thế, để phòng ngừa gout, trước tiên chúng ta phải tự điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ cũng được nhiều người lựa chọn. Một trong các thực phẩm chức năng hiện có trên thị trường là viên nang Hoàng Thống Phong.
TPCN Hoàng Thống Phong có thành phần chính là trạch tả, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá giúp tăng cường chức năng gan, thận của cơ thể, giảm các triệu chứng đau do gout (thống phong), ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đau, hỗ trợ điều trị cho những người bị gout; Có thể sử dụng liên tục từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt. sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout tại Việt Nam.
XNQC: 01807/2017/ATTP-XNQC
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp