Trẻ em bị bầm tím, cha mẹ chớ chủ quan!

Trẻ em bị bấm tím có thể bị mắc vấn đề sức khỏe

Vitamin C - niềm hy vọng mới trong điều trị bệnh bạch cầu

Những điều cần biết về ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu

Làm thế nào để xử lý vết bầm tím trên da?

Dùng vỏ chuối để trị mụn cóc, nốt muỗi đốt và vết bầm tím

Trẻ em bị bầm tím không rõ nguyên nhân rất có thể mắc một số bệnh như:

Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu hay còn gọi là huyết khối là những tế bào lưu thông trong máu có liên kết chặt chẽ với nhau giúp cầm máu khi bị thương. Khi lượng tiểu cầu giảm (ITP - Immune Thrombocytopenia) thường xuyên, trẻ dễ bị bầm tím và có thể khiến trẻ dễ  bị chảy máu và khó cầm máu. ITP ở trẻ em thường xảy ra khi bị nhiễm virus, được cho là nguyên nhân gây ra các phản ứng tự miễn dẫn đến tăng phá hủy tiểu cầu hoặc giảm sản xuất tiểu cầu.

Trẻ bầm tím chân tay có thể là do giảm tiểu cầu miễn dịch

Số lượng tiểu cầu ở trẻ bị ITP sẽ trở lại bình thường sau 6 tháng mà không có biến chứng. Bác sỹ thường không chỉ định điều trị tình trạng này bằng thuốc, trừ một vài trường hợp hiếm là trẻ bị chảy máu nghiêm trọng. Khi trẻ bị bầm tím, không nên cho trẻ chơi các môn thể thao đối kháng để phòng thương tích dẫn đến chảy máu trong nghiêm trọng.

Rối loạn chảy máu di truyền

Tiểu cầu hoạt động tốt cần tới 13 loại protein hỗ trợ - đây cũng các là yếu tố giúp đông máu, cầm máu sau chấn thương. Thế nhưng những trẻ em bị thiếu hụt yếu tố đông máu (hemophilia) thường dễ bị bầm tím và chảy máu nghiêm trọng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, trong các rối loạn chảy máu di truyền, bệnh von willebrand là thường gặp nhất, gây ảnh hưởng đến nam và nữ. Bệnh hemophilia ít gặp hơn bệnh von willebrand và hầu như chỉ ảnh hưởng đến nam giới. Hầu hết người mắc bệnh hemophilia đều phải trải qua các triệu chứng từ trung bình đến nặng như bầm tím và chảy máu tự phát.

Trẻ em mắc bệnh máu khó đông có thể sẽ được truyền các yếu tố đông máu để ngăn chảy máu vào khớp và các bộ phận khác của cơ thể.

Rối loạn sinh tủy

Tiểu cầu được sản xuất trong tủy xương và phóng thích vào máu, giúp đông máu. Một số bệnh như bệnh bạch cầu - bệnh ung thư máu thường gặp ở trẻ em có thể làm gián đoạn sản xuất tiểu cầu, dẫn đến lượng máu thấp, từ đó gây ra vết bầm tím và khiến trẻ bị chảy máu dễ dàng.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh bạch cầu, đặc biệt là trẻ từ 2 - 4 tuổi. Bệnh bạch cầu khiến các tế bào bạch cầu trong tủy xương phát triển ngoài tầm kiểm soát và lấn át các tế bào sản xuất tiểu cầu.

Ngoài bầm tím, các triệu chứng khác của bệnh như: Mệt mỏi, sốt, xanh xao, nhức đầu, chóng mặt và khó thở.

Một số nguyên nhân làm giảm sản xuất tiểu cầu xương: Thiếu vitamin B12, thiếu folate, suy tủy xương, rối loạn tiểu cầu.

Nguyên nhân khác gây bầm tím ở trẻ em

Xác định được nguyên nhân gây bầm tím ở trẻ em giúp bác sỹ điều trị bệnh cho trẻ dễ dàng hơn. Một số nguyên nhân khác gây bầm tím ở trẻ em như:

- Dùng một số loại thuốc, như corticosteroid, ibuprofen, chống viêm, penicillin và thuốc cephalosporin...

- Thiếu vitamin C hoặc vitamin K.

- Bệnh gan hoặc thận.

- Bệnh nhiễm trùng như: Viêm màng não do vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm E.coli.

Làm gì khi trẻ bị bầm tím không rõ nguyên nhân?

- Nếu bạn nhận ra vết bầm tím bất thường và không rõ nguyên nhân trên da trẻ, hãy  hỏi ý kiến bác sỹ để kịp thời phát hiện bệnh.

- Nên cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ bị bầm tím không rõ nguyên nhân và có những triệu chứng như: Sốt cao, phát ban, cứng cổ, kích động, lo lắng, buồn ngủ, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đau bụng dữ dội... 

An Thu H+ (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp