Tại sao người bệnh đái tháo đường cần cảnh giác với biến chứng thận?

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận

9 cách phòng ngừa biến chứng thận khi bị đái tháo đường

7 loại vitamin giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

8 loại nước ép giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

Bị đái tháo đường: Hãy chọn thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết thấp!

Theo thống kê trên Tạp chí American Medical Association (Mỹ), cứ 4 người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường lại có 1 người bị biến chứng thận. Nguyên nhân là bởi đường huyết tăng cao, không được kiểm soát có thể khiến thận mất dần khả năng lọc máu, thải bỏ các chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Tình trạng này được gọi là bệnh thận đái tháo đường, hay suy thận.

Theo TS. Sanjeev Gulati từ Tập đoàn Fortis (Ấn Độ), khi mắc đái tháo đường, lượng đường huyết của bạn sẽ có xu hướng tăng cao trong một khoảng thời gian dài và dần dần làm tổn thương các đơn vị thận, tiểu cầu thận (các mao mạch nằm trong thận), động mạch chủ…

Chính những tổn thương này là nguyên nhân khiến thận không thể lọc máu đúng cách, dẫn tới tình trạng giữ nước, giữ muối trong cơ thể, làm giảm độ lọc cầu thận - GFR (lượng máu đi qua cầu thận mỗi phút). Ngoài ra, nồng độ đường huyết tăng cao còn có thể gây tổn thương tới các dây thần kinh, gây ra tình trạng khó tiểu. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang, thận và về lâu dài có thể dẫn tới suy thận.

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc biến chứng suy thận

Các triệu chứng cảnh báo bệnh thận đái tháo đường có thể bao gồm giảm cân, da khô, ngứa ngáy, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sưng mắt cá chân, hay bị chuột rút… Những triệu chứng này thường không thực sự rõ ràng, dễ bị nhầm với nhiều căn bệnh khác. Do đó, nhiều người bệnh đái tháo đường không hề cảnh giác với biến chứng này cho tới khi bệnh tiến triển tới những giai đoạn cuối.

Bệnh thận đái tháo đường có 5 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, thận bắt đầu hoạt động nhanh và bất thường hơn. Điều này có thể làm tăng bài tiết microalbumin (một loại protein do gan tạo ra) trong nước tiểu, đặc biệt là khi bạn tập thể dục quá sức. Điều đáng lưu ý là nếu phát hiện kịp thời, các thay đổi trong chức năng thận có thể được “đảo ngược” trong giai đoạn này. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra nước tiểu hàng năm để có thể phát hiện sớm bệnh thận đái tháo đường.

Tới những giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận

- Giai đoạn 2: Sau một vài năm, khả năng lọc cầu thận sẽ suy giảm từ 89% xuống còn khoảng 60%. Nếu lượng đường huyết không được kiểm soát, sự bài tiết albumin sẽ càng diễn ra nghiêm trọng hơn.

- Giai đoạn 3: Thận bắt đầu bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình, với chỉ số GFR nằm trong khoảng từ 30 - 59%.

- Giai đoạn 4: Lượng protein trong nước tiểu tăng bất thường. Lượng GFR nằm trong khoảng từ 15 - 29%.

- Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận đái tháo đường, được đặc trưng bởi các triệu chứng suy thận như tình trạng giữ nước trong cơ thể gây sưng mắt cá chân, giảm lượng nước tiểu. GFR trong giai đoạn này có thể giảm xuống dưới 15% và người bệnh bắt buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

So với các biến chứng khác, điều trị bệnh thận đái tháo đường khó khăn hơn nhiều. Phát hiện càng muộn, hiệu quả điều trị càng giảm.

Vì vậy, tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người đang có nguy cơ cao bị biến chứng thận như bị tăng huyết áp, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì… phải cảnh giác và chủ động hơn trong việc phòng ngừa biến chứng này.

Một số cách phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường hay suy thận bạn có thể áp dụng là:

- Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

- Bỏ thuốc lá.

- Xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu hàng năm.

- Uống đủ nước.

- Tập thể dục và duy trì chế độ ăn lành mạnh giảm muối, đường.

Nhiều bằng chứng khoa học còn cho thấy, sử dụng các thảo dược, đặc biệt là mạch môn cũng là một giải pháp hỗ trợ ngăn chặn sớm bệnh thận đái tháo đường. Thảo dược này có thể chống lại quá trình xơ hóa thận gây suy thận, đồng thời giúp ổn định đường huyết nhờ tăng cường chức năng tuyến tụy.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Hiểu được các lợi ích mà Mạch môn mang lại cho người bệnh đái tháo đường, Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu kết hợp thảo dược này với những thảo dược, hoạt chất hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường khác như Nhàu, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Alpha lipoic acid trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.

Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:

- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.

- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 – 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết