Khí thải xe cộ cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ

Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Ô nhiễm không khí có thể gây rụng tóc, hói đầu?

Chỉ hít thở và dùng chất khử mùi thôi cũng gây ô nhiễm không khí văn phòng?

Thải độc cơ thể khi không khí ô nhiễm bằng các loại thảo mộc

Video: 5 hậu quả của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người

Thủ phạm gây ra điều trên dường như là một chất gây ô nhiễm không khí bụi mịn gọi là carbon đen.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này sau khi điều tra mối liên hệ giữa tiếp xúc lâu dài với các loại vật chất dạng hạt khác nhau với tỷ lệ bệnh tim và đột quỵ ở 3 thành phố ở Thụy Điển.

Trong báo cáo được đăng tải trên Tạp chí Environmental Health Perspectives, Tiến sỹ Petter L. S. Ljungman - tác giả đầu tiên của nghiên cứu, hiện đang công tác tại Viện Y học Môi trường thuộc Học viện Karolinska Institutet (Stockholm, Thụy Điển) cho hay: “Nghiên cứu này xác định khí thải các phương tiện giao thông địa phương là một yếu tố làm tăng nguy cơ của đột quỵ - một căn bệnh phổ biến gây ra nhiều biến chứng, có tỷ lệ tử vong cao và chi phí điều trị không hề thấp”.

Carbon đen là gì?

Carbon đen là một vật liệu muội, được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nó là một thành phần quan trọng của ô nhiễm không khí hạt mịn.

Xe và các động cơ khác chạy bằng khí đốt, dầu diesel, cũng như các nhà máy điện sử dụng bằng than và nhiên liệu hóa thạch khác, đều thải ra carbon đen và các vật chất dạng hạt khác.

Các phương tiện giao thông đường bộ là nguồn phát thải carbon đen chính ở các thành phố.

Carbon đen được chứng minh là có liên quan tới các tình trạng hô hấp, ung thư, bệnh tim mạch và bất thường khi sinh.

Bằng chứng khoa học

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 114.758 người trung niên, khỏe mạnh, đã từng tham gia vào các nghiên cứu khác để thu thập thông tin về các yếu tố nguy cơ tim mạch kể từ năm 1990.

Trong hơn 20 năm theo dõi, đã có 5.166 người bị bệnh thiếu máu cơ tim và 3.119 người bị đột quỵ.

Phân tích cho thấy nguy cơ đột quỵ tăng 4% cho mỗi 0,3μg/m3 carbon đen từ khí thải giao thông. Không tìm thấy mối liên hệ nào giữa đột quỵ và carbon đen phát thải từ hệ thống sưởi ấm dân dụng. Ngoài ra, cũng không có mối liên hệ nào giữa tổng mức vật chất dạng hạt đường kính PM10 và PM2,5 với bệnh tim hoặc đột quỵ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng có một số bằng chứng về mối liên hệ giữa vật chất dạng hạt PM2,s5 đặc biệt từ khí thải của hệ thống sưởi ấm và tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu cơ tim. Điều này cần được điều tra thêm.

Trong nghiên cứu, các tác giả đề cập đến việc ở lâu trong môi trường ô nhiễm vật chất dạng hạt PM2,5 có mối liên hệ với xơ vữa động mạch. Đây là tình trạng động mạch bị tắc, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Các khu dân cư mà nghiên cứu khảo sát là ở thành phố Gothenburg, Stockholm và Umeå (Thụy Điển). Trung bình hàng năm trong suốt thời gian nghiên cứu, vật chất dạng hạt PM2,5 tại các thành phố này dao động từ 5,8 đến 9,2μg/m3, vẫn thuộc phạm vi an toàn theo tiêu chuẩn của EU.

Mặc dù EU đã đề cập đến carbon đen là một thành phần của ô nhiễm không khí vật chất dạng hạt PM2.5, nhưng hiện vẫn chưa có ngưỡng an toàn cụ thể đối với chất này.

Biết Tuốt H+ (Theo MX)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp