Tác dụng phụ và rủi ro khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF có thể gây ra nhiều rủi ro cho người mẹ

Thất bại khi làm IVF thụ tinh ống nghiệm: Nguyên nhân và giải pháp

Dấu hiệu sảy thai sớm sau khi thực hiện IVF và IUI

Chuẩn bị thụ tinh ống nghiệm nên ăn gì, bổ sung gì, làm gì?

6 điều cần biết trước khi làm thụ tinh ống nghiệm

Trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF, bạn cần thảo luận với bác sỹ về các tác dụng phụ, rủi ro như dưới đây: 

1. Đa thai, sinh nhiều 

Nếu có nhiều phôi được đưa vào tử cung, khả năng mang đa thai của bạn sẽ cao hơn. Điều này có thể dẫn đến sinh non, trẻ nhẹ cân. Bạn không nên chuyển nhiều hơn 3 phôi vào tử cung, để tránh khả năng mang đa thai. 

2. Tăng huyết áp thai kỳ 

Những bà mẹ đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm được biết là bị tăng huyết áp (thường trên 130/90 mm Hg).

3. Phản ứng với thuốc sinh sản

Nhiều phụ nữ bị buồn nôn, bốc hỏa, đau vú, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, khó chịu, đầy hơi. Nếu bị sưng và đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau như paracetamol.

Thuốc sinh sản khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

4. Chảy nhiều máu 

Chảy máu tử cung nặng có thể xảy ra khi cấy phôi. 

5. Cần sinh mổ 

Thông thường, phụ nữ có thai do thụ tinh trong ống nghiệm thường sẽ được khuyên sinh mổ, để tránh rủi ro khi sinh thường. 

6. Thiếu máu 

Người phụ nữ có thể bị chảy máu tử cung nặng, cần phải truyền máu nếu thiếu máu nặng. 

7. Sinh non và nhẹ cân 

Theo các nghiên cứu, xác suất sinh non và trẻ cân cao hơn ở những trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm. 

8. Sảy thai 

Sảy thai hoặc buộc phải phá thai xảy ra khá phổ biến vì phôi được cấy vào trong tử cung trong trường hợp phi tự nhiên. Tử cung thường từ chối phôi. Tỷ lệ sảy thai tăng theo độ tuổi và sử dụng phôi đông lạnh. 

9. Hội chứng quá kích buồng trứng 

Các loại thuốc tăng khả năng sinh sản như HCG tiêm được sử dụng để cải thiện cơ hội rụng trứng. Loại thuốc này có thể khiến buồng trứng sưng và đau. Các dấu hiệu của hội chứng quá kích buồng trứng là: Đầy hơi, buồn nôn, đau bụng, khó chịu và tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, hội chứng quá kích buồng trứng có thể gây tăng cân đột ngột và khó thở. 

10. Biến chứng khi chọc hút trứng 

Chọc hút trứng có thể dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương ruột, bàng quang, tiết niệu hoặc mạch máu. 

11. Dị tật bẩm sinh 

Theo một số chuyên gia, các em bé sinh ra bằng thủ thuật IVF dễ bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tin rằng, độ tuổi của người mẹ là yếu tố rủi ro chính liên quan đến dị tật bẩm sinh chứ không phải IVF. 

12. Mang thai ngoài tử cung 

Ngay cả khi các bác sỹ cấy phôi vào thành tử cung, nhưng phôi vẫn có thể phát triển bên trong ống dẫn trứng.

13. Tiêu chảy và buồn nôn

Thuốc nội tiết được đặt bên trong âm đạo có thể dẫn đến tiêu chảy và buồn nôn. Tiêm thuốc hormone cũng dễ gây bầm tím trên da. Để giảm sưng đau, bạn có thể chườm lạnh lên vị trí tiêm.

14. Ung thư buồng trứng 

Một số chuyên gia tin rằng, các loại thuốc dùng để kích trứng có thể gây ra khối u trong buồng trứng. 

15. Thay đổi tâm lý, cảm xúc

Khi thực hiện IVF, bạn sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: Xúc động, căng thẳng, lo lắng, hy vọng, thậm chí cả thất vọng nữa. 

16. Bốc hỏa 

Sự thay đổi hormone đột ngột trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể cảm nhận được nhiệt độ, dẫn đến bốc hỏa đột ngột. Bạn cũng có thể nhận thấy mình nhạy cảm hơn với nhiệt. 

17. Nhức đầu 

Một số phụ nữ bị đau đầu dữ dội sau khi tiêm thuốc IVF, đặc biệt là trong khoảng thời gian ngay sau khi tiêm. Nếu bạn bị đau đầu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, điều này có nghĩa là bạn dễ bị thay đổi nội tiết tố, do đó cũng dễ bị đau đầu khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. 

18. Thay đổi tâm trạng

Estrogen liều cao được đưa vào cơ thể có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng thường xuyên hoặc trầm cảm. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa