12 căn bệnh nguy hiểm có thể gây suy tim sung huyết

Dưới đây là 12 nguyên nhân chính gây bệnh suy tim sung huyết

Làm thế nào để kiểm soát bệnh suy tim?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim nguy hiểm?

Kali có vai trò gì với người bệnh suy tim?

Bạn đã biết về bệnh suy tim sung huyết?

Bạn đã biết trái tim hoạt động như thế nào khi bị suy tim?

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là tình trạng cơ thể tích tụ các mảng bám (cholesterol, mỡ máu) lên thành động mạch. Các mảng bám này có thể cản trở quá trình lưu thông máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim khiến các cơ tim chết đi, hình thành sẹo trong tim dẫn tới bệnh suy tim sung huyết.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu lên động mạch tăng cao, khiến huyết áp tăng cao trên 140/90 mmHg. Những người bị tăng huyết áp sẽ có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp 2 - 3 lần, từ đó làm tăng nguy cơ suy tim sung huyết.

Bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn có thể là một nguyên nhân gây suy tim

Bệnh cơ tim giãn là tình trạng cơ tim suy yếu, phì đại dần theo thời gian khiến chức năng tim bị suy yếu, gây ra bệnh suy tim.

Bệnh tuyến giáp

Cường giáp bao gồm các triệu chứng như bướu cổ, giảm cân, nhịp tim nhanh… Các dấu hiệu suy giáp bao gồm da khô, tăng cân, nhịp tim chậm, táo bón, tóc dễ gãy rụng… Cả hai bệnh tuyến giáp đều có thể dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, khiến tim phải hoạt động vất vả hơn và có thể gây suy tim.

Bệnh van tim

Các bệnh van tim thường gặp như hẹp van tim, hở van tim… có thể ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu theo một chiều, khiến máu chảy ngược lại vào các buồng tim sau mỗi lần co bóp. Lúc này, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn để bơm đủ máu đi khắp cơ thể, về lâu dài cũng dẫn tới suy tim.

Bệnh thận

Người mắc bệnh thận cũng nên cẩn thận nguy cơ suy tim sung huyết

Thận có vai trò kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Các nhà khoa học chỉ ra rằng có khoảng 25% các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính cũng bị suy tim sung huyết.

Đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao. Các nhà khoa học tin rằng các biến chứng đái tháo đường trên mắt, thận, thần kinh và tại tim có thể gián tiếp gây nên bệnh suy tim.

Dị tật tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng tồn tại các sự cố về cấu trúc tim từ khi mới sinh ra. Có nhiều dạng dị tật tim bẩm sinh, nhưng thường gặp nhất là các bất thường ở thành trong của tim, van tim và tại các mạch máu lớn dẫn máu đến/đi của trái tim. Dị tật tim bẩn sinh có thể làm thay đổi dòng máu chảy qua tim, ảnh hưởng ngiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim thường xảy ra do nhiễm virus, dẫn tới suy yếu cơ tim. Người bị viêm cơ tim cũng có nguy cơ mắc các biến chứng đau tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim… Tất cả các tình trạng này đều có thể dẫn tới bệnh suy tim sung huyết.

Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim có thể xảy ra do nhiễm virus, đau tim, chấn thương, phẫu thuật tim… Bệnh có thể gây ra các triệu chứng đau tức ngực, sốt, ho, nhịp tim nhanh, mệt mỏi… Những biến chứng thường gặp của viêm màng ngoài tim là hội chứng chèn ép tim cấp, suy tim sung huyết.

Bệnh thừa sắt

Bệnh thừa sắt là một rối loạn di truyền, đặc trưng bởi sự tích tụ sắt bất thường trong các cơ quan như gan, tim, tụy trong cơ thể. Điều này có thể gây tổn thương tới các cơ quan, gây ra các biến chứng suy tim, đái tháo đường, xơ gan, ung thư gan, bệnh tuyến giáp…

Bệnh Amyloidosis

Bệnh Amyloidosis là tình trạng protein amyloid trong máu lắng đọng trong mô và các cơ quan (tim, thận, gan, phổi, lá lách) trong cơ thể. Tình trạng này có thể làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể, gây ra bệnh suy tim.

Vi Bùi H+ (Theo Activebeat)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang - sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị và phòng suy tim làm giảm mệt mỏi, khó thở, đau ngực, ho, phù do tim, đã được chứng minh lâm sàng và công bố trên tạp chí khoa học toàn cầu của Canada.

Làm thế nào để kiểm soát bệnh suy tim? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch