Làm thế nào để ngăn chặn sốt xuất huyết lây lan?

Sốt xuất huyết đang bùng phát ở nhiều nơi trên cả nước

Ai dễ mắc bệnh sốt xuất huyết?

Bị sốt xuất huyết cần làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

6 thảo dược tự nhiên là cứu tinh cho người bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Các triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết Dengue: Bạn có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào nổi bật nếu bạn bị sốt xuất huyết nhẹ. Nếu bị sốt xuất huyết nặng, bạn có thể bị một số triệu chứng sau đây:

- Sốt cao

- Đau đầu

- Đau cơ, xương, khớp

Nếu trẻ bị sốt cao từ 2 ngày trở lên cha mẹ cần nghĩ đến sốt xuất huyết

- Đau hốc mắt

- Phát ban

- Buồn nôn và nôn

- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

Sốt xuất huyết Dengue lây truyền như thế nào: Muỗi Aedes (muỗi vằn) là loại muỗi lây lan bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bạn có thể bị sốt xuất huyết nếu bị muỗi nhiễm virus gây bệnh đốt. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Khi virus vào cơ thể người, chúng sẽ ở trong máu của người bệnh từ 1 - 7 ngày.

Muỗi vằn là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết

- Mẹ bầu bị sốt xuất huyết thì thai nhi có thể bị ảnh hưởng, do đó nếu nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết thì bà bầu cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay.

Xem xét các yếu tố nguy cơ: Nếu bạn sống trong khu dân cư đang có dịch hoặc đến một vùng nhiệt đới thì bạn có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trước đây đã từng nhiễm bệnh. Nếu đã bị sốt xuất huyết một lần thì những lần sau bị sốt xuất huyết bạn có nguy cơ bị nặng hơn.

Giảm nguy cơ bị muỗi đốt cách nào?

Ở trong nhà hoặc ngồi trong màn trong thời gian muỗi hoạt động nhiều: Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động vào thời điểm ánh sáng yếu: Sáng sớm và chiều tối. Tuy nhiên, muỗi cũng có thể hoạt động bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt là ở trong nhà, ở những nơi râm mát hoặc khi trời u ám. Đảm bảo rằng bạn ngủ trong phòng có điều hòa hoặc ngủ trong màn.

Muỗi không ưa sống trong môi trường điều hòa

Sử dụng thuốc chống muỗi khi ra ngoài: Nếu bạn thường xuyên phải ra ngoài thì bạn nên bôi thuốc chống muỗi ở tất cả các vùng da hở. Đối với người lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi, bạn có thể sử dụng thuốc chống muỗi có chứa 10%  DEET (N, N-diethyl-m-toluamide). 

Mặc quần áo dài tay để giảm nguy cơ bị muỗi đốt.

Phun thuốc chống muỗi: Bạn cũng có thể phun các thuốc chống muỗi chứa permethrin vào quần áo của bạn để đuổi muỗi. Lưu ý không dùng permethrin trên da.

Loại bỏ nước đọng trong dụng cụ đựng nước, chai, lọ: Các điểm sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu ở nước sạch và những nơi chứa nước tạm thời như vỏ lốp xe, thùng cất trữ nước, xô, chậu, bình hoa hoặc bể chứa nước. Do vậy bạn nên đổ nước bình hoa, úp chum, lọ hoặc các vật dụng chứa nước khi không sử dụng đến để ngăn ngừa muỗi sinh sôi. Ngoài ra, bạn nên đậy nắp thùng rác vì thùng rác có thể là nơi trú ngụ của muỗi.

Hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết Dengue. Nếu bạn bị sốt sau khi đến một khu vực có sốt xuất huyết thì hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Nếu các triệu chứng sốt xuất huyết của bạn trở nên trầm trọng, bạn có thể cần theo dõi huyết áp, theo dõi lượng hồng cầu và tiểu cầu trong máu để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh.

Thanh Tú H+ (Theo Wiki How)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm