Sỏi mật ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ mang thai?

Phải làm sao khi sỏi mật gây đau đớn, khó chịu cho người mẹ?

Bị sỏi mật nhưng chưa có triệu chứng bất thường: Liệu đã cần phải điều trị?

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho người bệnh sỏi mật

Bị sỏi mật: Khi nào cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật?

Top 10 cách giảm đau tự nhiên khi bị sỏi mật

Dưới đây là những điều bạn cần biết về sỏi mật trong thai kỳ:

Sỏi mật là gì và tại sao phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị sỏi mật?

Sỏi mật có thể hình thành trong túi mật do thành phần dịch mật bị mất cân bằng. Ví dụ, khi dịch mật chứa quá nhiều cholesterol, tinh thể sẽ hình thành và dần tạo thành sỏi cholesterol theo thời gian.

Phụ nữ, đặc biệt là những người bị thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn. Tất cả là do sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ estrogen gây ra.

Phụ nữ dễ bị sỏi mật thai kỳ do thay đổi nội tiết trong cơ thể

Triệu chứng cảnh báo sỏi mật khi mang thai

Trong nhiều trường hợp, sỏi mật thường không gây ra triệu chứng gì bất thường. Tuy nhiên, một vài phụ nữ cho biết họ cảm thấy bị đau dưới xương sườn, phía bên phải, đặc biệt là sau khi ăn quá nhiều. Các cơn đau túi mật thường không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu bị sỏi mật có thể hay cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Nếu sỏi mật gây nhiễm trùng, viêm túi mật, chặn dòng dịch mật… bà bầu có thể bị sốt, cảm lạnh. Một số người còn cho biết họ bị đau vai phải, đau lưng và ợ nóng khi bị sỏi mật.

Tốt hơn hết, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng sỏi mật nào, hãy đi khám để được siêu âm, chẩn đoán bệnh tốt hơn. Siêu âm có tính chính xác cao, rất an toàn cho phụ nữ mang thai nên bạn có thể yên tâm thực hiện. Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định tình nếu túi mật đã bị nhiễm trùng do sỏi mật.

Làm sao để điều trị sỏi mật cho phụ nữ mang thai? Liệu có cần phải phẫu thuật cắt túi mật?

Nếu sỏi mật không gây ra triệu chứng gì đặc biệt thì việc điều trị là chưa cần thiết. Trong trường hợp bạn bị đau bụng và buồn nôn, các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc để giảm các triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu túi mật đã bị nhiễm trùng, bà bầu có thể phải thực hiện phẫu thuật cắt túi mật.

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu luôn được ưu tiên cho phụ nữ mang thai để giảm nguy cơ nhiễm trùng, giúp bà bầu phục hồi nhanh hơn. Trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, việc nội soi ổ bụng có thể được thực hiện. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai đã bắt đầu lớn và không đủ không gian (trong ổ bụng) để thực hiện mổ nội soi. Do đó, các bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật với một vết rạch lớn dưới xương sườn để cắt túi mật. 

Vi Bùi H+ (Theo Baltimoresun)

Sau khi sinh, tình trạng homrone dao động và việc giảm cân nhanh chóng có thể khiến chị em phụ nữ dễ bị sỏi mật trở lại. Nếu sau khi sinh, các triệu chứng sỏi mật, viêm túi mật mật vẫn không được cải thiện, bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang, giúp hỗ trợ điều trị cho người bị sỏi mật, phòng ngừa tái phát cơn đau do sỏi mật.

Bị sỏi mật nhưng chưa có triệu chứng bất thường: Liệu đã cần phải điều trị? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa