Sốc phản vệ khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu có thể tử vong vì sốc phản vệ do dị ứng thuốc

Bé gái sốc phản vệ sau khi ăn cháo cá lóc

Thiếu nữ chết do dị ứng sau khi hôn

Xử trí sốc phản vệ và dị ứng sau tiêm vaccine

Sốc phản vệ: Nỗi khiếp sợ của bệnh nhân và bác sỹ!

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng do sự giải phóng của những chất hóa học như histamine từ tế bào dị ứng như tế bào mast. Nguyên nhân của sốc phản vệ bao gồm thức ăn, thuốc (penicillin và thuốc chống viêm không steroid), cao su và côn trùng đốt. Triệu chứng của sốc phản vệ khi mang thai có thể bao gồm mề đay, phù mạch, triệu chứng hen, buồn nôn/nôn và tụt huyết áp. Khi mẹ bị tụt huyết áp, thai nhi sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển. 

Ngoài các dấu hiệu trên thì thai phụ bị sốc phản vệ có thể bị ngứa âm đạo và môi lớn, đau quặn bụng và đau thắt lưng.  

Nguyên nhân của sốc phản vệ khi mang thai

Nguyên nhân của sốc phản vệ khi mang thai cũng giống như khi không mang thai. Tuy nhiên, trong khi chuyển dạ và sinh con có những nguyên nhân riêng biệt gây sốc phản vệ mà bà bầu cần chú ý đến là sốc phản vệ do penicillin và các kháng sinh khác, sốc phản vệ do cao su, sốc phản vệ do nọc ong và sốc phản vệ do một số thuốc khác.  

Một nghiên cứu được thực hiện ở 700.000 phụ nữ sau sinh ở bệnh viện Texas cho thấy có 19 trường hợp bị sốc phản vệ do penicillin và các kháng sinh có liên quan. Phần lớn các trường hợp bị sốc phản vệ đều sinh mổ.

Phần lớn các trường hợp bị sốc phản vệ do penicillin đều sinh mổ

Dị ứng penicillin và các kháng sinh khác: Penicillin là nguyên nhân hàng đầu gây sốc phản vệ khi chuyển dạ và sinh con. Penicillin và kháng sinh liên quan là thuốc dùng để chống liên cầu nhóm B (GBS) ở trẻ sơ sinh và những nhiễm trùng khác (ví dụ thuốc phòng bệnh trong sinh mổ) và thường được cho uống khi chuyển dạ và sinh con.

Làm sao dự phòng sốc phản vệ do penicillin? Để phòng nguy cơ sốc phản vệ, trước khi dùng penicillin, các bác sỹ sẽ kiểm tra dị ứng bằng thử nghiệm dưới da. Một số lượng nhỏ các penicillin được tiêm vào da cánh tay hoặc lưng. Nếu bà bầu bị sưng hoặc đỏ vùng vừa tiêm thì có thể người bệnh bị dị ứng với penicillin.

Với những bà bầu bị dị ứng penicillin thì bác sỹ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh khác thay thế không chứa penicillin, trừ khi không có thuốc thay thế, ví dụ khi mẹ mắc bệnh giang mai.

Mẹ bầu thường bị đau quặn bụng và thắt lưng khi bị sốc phản vệ

Dị ứng do cao su: Dị ứng cao su cũng là nguyên nhân phổ biến gây sốc phản vệ trong khi chuyển dạ và sinh con. Phụ nữ mang thai có tiền sử dị ứng cao su nên được đánh giá khả năng dị ứng cao su bằng xét nghiệm huyết thanh IgE trước khi chuyển dạ và sinh con. Phụ nữ mang bị thai dị ứng với cao su có thể được đưa vào môi trường không chứa cao su để sinh con an toàn.

Điều trị sốc phản vệ khi mang thai thế nào?

Thông thường, việc điều trị sốc phản vệ khi mang thai không khác nhiều so với khi không mang thai. Epinephrine thường được dùng để điều trị sốc phản vệ khi mang thai. Nếu sản phụ bị tụt huyết áp thì bác sỹ có thể cho bệnh nhân sử dụng liên tục epinephrine, truyền dịch và các thuốc khác để duy trì huyết áp.    

Việc điều trị sốc phản vệ khi mang thai tốt nhất là dự phòng sốc phản vệ. Do đó, bác sỹ sẽ hỏi bệnh nhân rất kỹ về tiền sử dị ứng của thai phụ. Nếu có, sản phụ sẽ được xét nghiệm các tình trạng dị ứng bằng cách sử dụng xét nghiệm máu để giảm nguy cơ sốc phản vệ.

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp