Một vài sự thật về rối loạn nhịp tim có thể bạn chưa biết

Dưới đây là 10 sự thật bạn nên biết về trái tim của mình!

Mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng tới rối loạn nhịp tim như thế nào?

Thay đổi lối sống giúp điều trị rung nhĩ hiệu quả hơn

Top 5 cách điều trị bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

Những bài thể dục tốt nhất cho người bệnh rung nhĩ

Ai dễ bị rối loạn nhịp tim?

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra chủ yếu ở những người trên 50 tuổi. 

Trái tim có “máy” tạo nhịp tim riêng

Nút xoang nằm ở buồng tâm nhĩ phải, là nơi phát xung điện đầu tiên và được xem là máy tạo nhịp tim tự nhiên của cơ thể. Các xung điện đầu tiên sẽ tác động tới các cơ tim ở thành tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải, các cơ tim co bóp sẽ giúp đẩy máu xuống tâm thất. Các tâm thất sau đó lại tiếp tục co bóp đưa máu vào các mạch máu đi nuôi cơ thể. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong 0,8 giây.

Trung bình, một trái tim khỏe mạnh đập bao nhiêu nhịp mỗi ngày?

Trung bình trái tim sẽ phải đập khoảng 100.000 lần mỗi ngày

Trái tim không bao giờ ngừng đập, kể từ khi bạn còn nằm trong bụng mẹ cho tới những giây cuối đời. Trung bình, trái tim sẽ đập 70 lần/phút, tương đương với khoảng 100.000 lần mỗi ngày. Như vậy, mỗi ngày trái tim sẽ bơm được khoảng 5 lít máu đi nuôi cơ thể.

Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và huyết áp

Nếu tim đập nhịp nhàng, tâm nhĩ (2 buồng tim trên) và tâm thất (2 buồng tim dưới) sẽ có thời gian nghỉ ngơi phù hợp giữa các nhịp đập, giúp lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn. Đây là lý do tình trạng rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhịp tim nhanh có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu và gây tăng huyết áp, tăng áp lực lên các mạch máu.

Những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim

Tăng huyết áp, bệnh động mạch vành… có thể gây rối loạn nhịp tim

Nhịp tim không đều thường là biến chứng của các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh động mạch vành… Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc nhất định hay lão hóa cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Trong đa số các trường hợp, rối loạn nhịp tim sẽ không đe dọa tới mạng sống. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích hợp, rối loạn nhịp tim có thể dẫn tới suy tim, đột quỵ.

Các triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim

Chóng mặt, choáng ngất, đau tức ngực, khó thở, trống ngực, lỡ nhịp… đều là các dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ

Hầu hết những người bị nhịp tim không đều thường thấy tình trạng này ảnh hưởng nhiều nhất khi họ đang cố ngủ. Cảm giác trống ngực, hồi hộp… có thể trở nên rõ ràng hơn khi bạn đang cố nghỉ ngơi, khiến bạn khó có thể thư giãn.

Cách chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim chính xác, bạn cần làm một loạt các xét nghiệm máu, điện tâm đồ (EKG), theo dõi nhịp tim, xung điện tim… trong một vài ngày.

Rối loạn nhịp tim thường được điều trị bằng thuốc

Người bệnh thường được kê các loại thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống đông máu (để phòng ngừa đột quỵ)… Ngoài ra, thay đổi lối sống lành mạnh như kiểm soát chế độ ăn, tập thể thao vừa sức cũng giúp bạn kiểm soát, ổn định nhịp tim.

Khi thuốc điều trị không còn hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng máy khử rung tim

Máy khử rung cơ tim tự động (AICD) là một thiết bị nhỏ có thể phát ra các xung điện, được kết nối với trái tim. Khi người bệnh trải qua các cơn rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, máy có thể khử rung, gây sốc… để đưa nhịp tim trở lại bình thường.

Vi Bùi H+ (Theo Activebeat)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cho người bệnh rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh.

Mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng tới rối loạn nhịp tim như thế nào? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch