4 bài tập thở cho người rối loạn nhịp tim nhanh

Thở đúng cách sẽ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và giữ nhịp tim ổn định

Phụ nữ mang thai bị rung nhĩ quản lý bệnh thế nào?

Phụ nữ cao dễ gia tăng các nguy cơ tim mạch như rung nhĩ

Thường xuyên bị ngất xỉu có thể là dấu hiệu rối loạn nhịp tim

7 nguyên nhân khiến trái tim bạn “lỗi nhịp”

Trước khi tập thở, bạn nên tìm tư thế nằm/ngồi thoải mái. Tốt hơn hết, tư thế nằm ngửa, chống hai chân lên thành giường hoặc lên tường có thể giúp bạn mở rộng dạ dày, thở sâu hơn. Nếu có điều kiện, bạn có thể kết hợp các bài tập thở với việc sử dụng máy massage lưng/ngực để thư giãn tốt hơn.

Bài tập 1: Nhẩm đếm khi thở

Bài tập thở này vừa dễ thực hiện, lại có thể giúp cơ thể thư giãn tốt và dễ ngủ hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là hít vào trong khi đếm tới 4, sau đó một lần nữa nhẩm đếm tới 4 khi thở ra. Khi thở ra, hãy cố gắng thư giãn và để cơ thể tự đẩy khí ra ngoài. Một khi đã cảm thấy thoải mái khi đếm tới 4 trong lúc thở, bạn có thể tăng dần nhẩm đếm tới 5, 6, thậm chí là 7.

Đếm tới 4 khi hít vào/thở ra giúp bạn kiểm soát cơn rối loạn nhịp tim nhanh

Bài tập 2: Đếm từng hơi thở

Bài tập này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhẩm đếm từng hơi thở sau mỗi lần thở ra. Bạn có thể hiểu quy trình như sau: Hít vào, thở ra, đếm 1; Tiếp tục hít vào, thở ra, đếm 2...

Cứ đếm từng hơi thở như vậy cho tới khi bạn thấy mình đã bình tĩnh hơn, không còn trống ngực, hồi hộp. Hãy tập trung vào các con số, thậm chí bạn có thể cố gắng hình dung ra số đó trong suy nghĩ. Rất nhanh, bạn sẽ thấy thoải mái hơn và không còn cảm giác khó chịu do nhịp tim nhanh.

Bài tập 3: Thở ra chậm

Bài tập này đòi hỏi bạn phải thở ra lâu hơn so với khi hít vào. Cụ thể, hãy hít vào bằng mũi trong khi đếm tới 4, sau đó thở ra bằng miệng trong khi nhẩm đến tới 6. Khi thở ra bằng miệng, bạn nên thở nhẹ và từ từ, có thể tưởng tượng như khi bạn đang thổi nến một cách nhẹ nhàng để không làm tắt nến. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn rối loạn nhịp tim nhanh tốt hơn.

Bài tập 4: Ngâm nga

Đây là bài tập thở thích hợp với những người bệnh nhịp tim nhanh, có tác dụng tương tự như khi dùng máy massage. Đầu tiên, bạn nhắm mắt và lấy tay che tai, sau đó hít thở từ từ qua mũi, tạo ra các âm thanh ngâm nga trong đầu. Bạn có thể thực hiện bài tập này từ 5 đến 10 lần, sau đó thở sâu vài lần để cảm thấy thư giãn hơn mỗi khi cơn trống ngực tấn công.

Vi Bùi H+ (Theo Lifeoffbeat)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực cho người rối loạn nhịp tim nhanh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch