Phòng ngừa vô sinh sau khi bị quai bị thế nào?

Nếu bị teo cả 2 tinh hoàn do quai bị thì nam giới có thể bị vô sinh

16 em bé mắc bệnh quai bị ở trường tiểu học Sài Gòn

Bệnh quai bị - Phòng ngừa thế nào?

Chích ngừa rồi vẫn lây quai bị?

Quai bị có gây vô sinh ở nữ giới?

Biến chứng khi bị quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh lý toàn thân, cấp tính do nhiễm virus và dễ lây lan. Bệnh thường mắc ở trẻ em, tuy nhiên, với sự phổ biến của vaccine chủng ngừa, bệnh đã được hạn chế rất nhiều. Hiện trên thế giới người ta nhận thấy khoảng 50% quai bị xuất hiện ở người trưởng thành trẻ tuổi.

Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai (viêm tuyến nước bọt). Ngoài viêm tuyến mang tai điển hình, viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Tỷ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn ở các trường hợp quai bị có thể từ 20 - 35%. Viêm tinh hoàn thường xảy ra sau khi viêm tuyến mang tai khoảng vài ngày. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. 

Nam giới bị quai bị cần đề phòng viêm tinh hoàn

Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh. Dù có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo, nhưng chưa chắc đã bị teo cả hai bên, vì vậy vẫn có thể có con. Trong trường hợp nặng biến chứng viêm tinh hoàn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây teo cả hai tinh hoàn, gây vô sinh. Bởi virus quai bị tấn công vào các tế bào sinh tinh, làm các tế bào này bị tổn thương, không thể tiếp tục sản sinh ra tinh trùng. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị còn bệnh nhân khi đã có biến chứng teo tinh hoàn hầu như không có cách nào hồi phục sự sinh tinh trở lại.

Ngoài nam giới thì phụ nữ bị bệnh quai bị có thể có biến chứng viêm buồng trứng. Viêm buồng trứng có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, một số trường hợp dẫn đến vô sinh. Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng tránh nguy cơ mắc biến chứng 

Để phòng tránh những biến chứng do quai bị gây ra, nhất là biến chứng gây viêm tinh hoàn, người bệnh được cách ly và chăm sóc cẩn thận trong thời gian bị bệnh. Nhưng những trường hợp quai bị trong 7 - 10 ngày đầu, người bệnh nên được nghỉ ngơi nhiều nhất sẽ hạn chế mức độ hoạt động của virus này khi cơ thể đang mệt mỏi vì nhiễm. Cụ thể, để chống viêm tuyến mang tai thì chườm nóng vùng hàm, súc miệng bằng nước sát trùng, ăn thức ăn lỏng trong những ngày đầu. Và để chống viêm tinh hoàn, người bệnh có thể chườm nóng tinh hoàn, nằm nghỉ ngơi trong thời gian đau và dùng thêm thuốc chống viêm, giảm đau. Sau 3 tháng, nếu muốn đánh giá lại chất lượng tinh trùng bệnh nhân có thể tìm đến các bác sỹ nam khoa để được tư vấn cụ thể và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Nam giới bị viêm tinh hoàn do quai bị nên đến gặp bác sỹ để được điều trị

Quai bị có kèm viêm tinh hoàn có nhiều khả năng sẽ dẫn đến vô sinh, đặc biệt nếu viêm cả 2 tinh hoàn. Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn, cần đến các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị thích hợp. Vì quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ từ sau đợt viêm cấp tính, trong trường hợp có di chứng tại tinh hoàn, để giúp duy trì khả năng sinh sản, có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều. Lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp quai bị nên được thực hiện ở thanh niên bị quai bị có biến chứng tinh hoàn 2 bên nhưng chưa lập gia đình hoặc chưa có con.

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vaccine phòng bệnh. Vaccine phòng bệnh quai bị thường kết hợp với vaccine phòng sởi và rubella. Cha mẹ cần chủ động tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm