Những biện pháp điều trị bệnh trầm cảm ở người trẻ

Bệnh trầm cảm có thể khiến người bệnh tự sát nếu không được điều trị

9 chất bổ sung giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm cho những người trẻ

Điều cần biết về Dysthymia - trầm cảm nhẹ nhưng kéo dài

9 dấu hiệu trầm cảm chẳng ai ngờ

Vì sao người trẻ dễ bị trầm cảm?

Trầm cảm hô hấp – Biến chứng trầm cảm khi điều trị bằng thuốc?

Tâm lý trị liệu

Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị bệnh trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Thuốc

Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến như Escitalopram, Paroxetine, Sertraline, Fluoxetine và Citalopram. Đây là các chất ức chế Serotonin có chọn lọc (SSRI). Các loại thuốc khác là Venlafaxine, Duloxeton và Bupropion. Các loại thuốc chống trầm cảm này có thể có các tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, khó ngủ, căng thẳng, kích động hoặc bồn chồn, gây ra các vấn đề về tình dục.

Liệu pháp sốc điện

Liệu pháp sốc điện (ETC) thường được áp dụng với nhóm người bị trầm cảm nặng, mà các phương pháp điều trị khác như thuốc men và liệu pháp trị liệu tâm lý truyền thống không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, ECT có thể gây ra các phản ứng phụ tiêu cực như lẫn lộn, mất trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài, các vấn đề về tim mạch và đau đầu.

Tiếp xúc ánh sáng mặt trời

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách cực kỳ đơn giản giúp hỗ trợ cơ thể vượt qua trầm cảm tốt hơn. Khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cơ thể sẽ tạo ra hormone giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời còn giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Do đó, hãy dành ra 10 - 15 phút đón ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cải thiện tâm trạng và đẩy lùi các chứng trầm cảm hiệu quả.

Giao tiếp với người khác

Hầu như những người bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm thường không thích chia sẻ vấn đề của mình với bất kỳ ai. Thế nhưng, nếu không chia sẻ được những khó khăn thì chỉ cần bạn giao tiếp với mọi người nhiều hơn sẽ giúp cơ thể linh hoạt, năng động hơn, nhờ đó sẽ hạn chế trầm cảm hiệu quả.

Viết nhật ký

Một thói quen đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp chữa trị chứng trầm cảm đó chính là viết nhật ký. Viết ra những việc xảy ra trong ngày, những cảm nhận của bản thân sẽ giúp giảm bớt suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng.

Tập thể dục và ngủ đủ giấc

Tập thể dục là một biện pháp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị trầm cảm rất hiệu quả. Bởi khi bạn tập thể dục, máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt hơn, hormone căng thẳng giảm.

Bên cạnh việc tập luyện, giấc ngủ cũng rất quan trọng để giúp phục hồi sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Vì vậy, nếu đã có dấu hiệu trầm cảm thì bạn càng nên chú ý ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi đêm. Đặc biệt, nếu bạn mắc thêm chứng khó ngủ thì nên điều trị ngay để bệnh khó ngủ không làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.

Nguyên Hương H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh