Nổi mề đay luôn do dị ứng gây ra?

Nổi mề đay không phải lúc nào cũng do dị ứng gây ra

Hè về, bệnh mề đay “ngóc đầu” đón nắng

Mề đay tự phát song hành cùng bệnh tuyến giáp

Khóa học hướng dẫn bố mẹ dạy con tuổi mẫu giáo học bơi

Biện pháp tự nhiên cho những người hay nổi mề đay

Theo PGS.TS Melissa Conrad Stöppler – giảng viên trường Đại học Georgetown, Mỹ, phát ban nổi lên, sưng đỏ hoặc hồng thường xuất hiện đột ngột và có thể thay đổi vị trí liên tục trên cơ thể. Ngứa ngáy khó chịu là triệu chứng phổ biến nhất của phát ban, đôi khi còn gây cảm giác nhức nhối và nóng rát khó chịu.

Khi histamin được tiết ra, nó hoạt động theo cơ chế làm cho các mạch máu bị rò rỉ vào các mô lân cận trong da. Những mạch máu nhỏ li ti rò rỉ máu ra ngoài cùng với các mô sẽ sưng lên thành các vết mề đay ngứa ngáy nóng rát khó chịu.

Nổi mề đay hay còn gọi là phát ban, là một phản ứng thường xuất hiện khi cơ thể bị kích thích nhưng phần lớn là không thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. PGS. Melissa cho biết: “Trong hầu hết các cơn nổi mề đay, nguyên nhân chính là do tình trạng dị ứng làm tăng tiết histamin”.

Khi histamin được tiết vào máu bởi các tế bào chuyên biệt được gọi là Mast, dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, cơ chế này tương tự như khi cơ thể bị dị ứng.  Tuy nhiên, thật sai lầm khi nghĩ rằng bệnh mề đay (cấp tính hay mạn tính) là do dị ứng gây ra.

Các chuyên gia y tế đã phân biệt rõ tình trạng nổi mề đay thành hai nguyên nhân chủ yếu là: Do dị ứng với thuốc, thực phẩm, một số loại protein nhất định…; Cơ thể bị kích thích trực tiếp.

Nổi mề đay do các kích thích vật lý trực tiếp như sự thay đổi nhiệt độ, nước, ánh sáng mặt trời hay tập luyện thể dục.

Đôi khi, chỉ cần dính một loại virus nào đó cũng có thể khiến cơ thể nổi mề đay. Stress, lo âu, căng thẳng sẽ khiến cho tình trạng nổi mề đay càng trở nên nặng nề hơn.

Làm gì khi bị nổi mề đay?

Thông thường mề đay có thể biến mất sau một vài giờ đến một vài ngày nhưng nếu là mề đay mạn tính, thời gian để các nốt mề đay chìm xuống sẽ khá lâu.

Với những bệnh nhân đã bị bệnh nổi mề đay, quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân gây nổi mề đay ở mỗi người khác nhau, nên bệnh nhân cần ghi lại nhật ký những việc mình đã làm, đã tiếp xúc để xác định nguyên nhân.

Điều trị nổi mề đay thường tập trung vào khắc phục các triệu chứng của bệnh, như giảm sưng và ngứa bằng cách dùng các loại thuốc kháng histamin. PGS Melissa lưu ý các bệnh nhân khi bị ngứa do mề đay thì tuyệt đối không nên gãi, bởi vì những vùng da này rất nhạy cảm, các vết xước có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.

Bệnh nhân bị mề đay mạn tính nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị mề đay, mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tiêu Bắc H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu