6 nguyên nhân gây sưng bàn chân, mắt cá chân

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sưng bàn chân

Người bị suy tim sung huyết nên làm gì khi bị phù chân?

Dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang bị bệnh tim!

Những thông tin nhất định phải biết về 6 căn bệnh tim thường gặp

Phù chân khi mang thai đối phó như thế nào?

Tĩnh mạch có thể bị chặn

Khi hệ thống tĩnh mạch của bạn hoạt động đúng, các van trong tĩnh mạch sẽ không để máu lưu thông xuống dễ dàng từ tim đến chân và ngược lại. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn già đi. Khi chúng ta già, các van tĩnh mạch có xu hướng hoạt động kém hiệu quả hơn và chúng có thể giữ lại máu trong chân. 

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể khiến bạn bị sưng bàn chân

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một vấn đề khác liên quan đến tĩnh mạch có thể dẫn đến sưng chân. Các cục máu đông có thể ngăn chặn dòng máu từ chân trở lại đến tim và ngược lại. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể nguy hiểm vì cục máu đông có thể di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi hoặc thậm chí dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ nếu chúng chặn một động mạch cung cấp máu cho não.  

Các vấn đề tim mạch

Sưng phù chân có thể xảy ra do suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu do suy tim, nó sẽ không đẩy máu từ chân đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Hở van tim cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến chân và mắt cá chân sưng.

Nếu sưng chân kết hợp với các triệu chứng của bệnh tim như đau ngực, mệt mỏi, khó thở thì bạn nên cẩn trọng. 

Suy tim khiến bàn chân bị sưng phù

Bệnh thận

Một trong những chức năng chính của thận là loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Khi thận không thể thực hiện chức năng này, chất lỏng và natri sẽ bị ứ đọng trong cơ thể và gây sưng. Phù do suy thận thường xảy ra ở chân và quanh mắt.

Có vấn đề với gan

Gan tạo ra một loại protein là albumin. Protein này giúp giữ chất lỏng trong máu và không để rò rỉ vào mô. Một số bệnh về gan có thể làm giảm mức độ albumin trong máu và khiến chất lỏng từ trong máu vào các mô của cơ thể. Trong trường hợp này, sưng có thể không chỉ xảy ra ở bàn chân và mắt cá chân mà còn ở các bộ phận khác của cơ thể. 

Phù mạch bạch huyết

Cùng với các mạch máu, các mạch bạch huyết của chúng ta cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô, cơ quan và loại bỏ chất thải và CO2. Khi các mạch bạch huyết bị chặn nó có thể dẫn đến chất lỏng tích tụ trong hệ bạch huyết và gây phù mạch bạch huyết. Phù mạch bạch huyết có thể xảy ra do nhiễm trùng, phẫu thuật, chấn thương, nhiễm phóng xạ, điều trị ung thư và các yếu tố khác. 

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Sưng ở bàn chân và mắt cá chân có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang dùng. Những loại thuốc này bao gồm NSAID, thuốc tránh thai, steroid đường uống và những loại khác. Nếu chân bị sưng, hãy cố gắng tìm hiểu xem liệu nó có phải do thuốc mà bạn đang dùng hay không.  

Thanh Tú H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp