Tại sao lại dễ bị say nắng trong mùa Hè?

Say nắng có thể nguy hiểm đến tính mạng

Những cách xử lý khi bị say nắng mùa Hè bạn nên biết

Say nắng mùa Hè nguy hiểm thế nào?

Các biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng mùa Hè

Bài thuốc đơn giản chữa cảm nóng, say nắng khi chuyển mùa

Do miễn dịch yếu

Tình trạng say nắng một phần do hệ miễn dịch yếu, nhất là trẻ em, khi một số bộ phận chức năng của các bé chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó khi tiếp xúc với nhiệt độ cao ngoài trời, cơ thể trẻ điều hòa thân nhiệt không kịp. 

Do sốc nhiệt

Tình trạng này xảy ra khi bạn đang ở trong nhà sau đó đi ra ngoài nắng nóng. Sự thay đổi đột ngột khiến bạn bị say nắng, nhất là những trường hợp bị huyết áp thấp, ốm yếu…. 

Do ở lâu ngoài nắng

Khi bạn lao động hoặc đi lại quá lâu ngoài trời nắng mà không có đồ bảo vệ như nón, mũ, quần áo chống nắng, khiến ánh nắng mặt trời liên tục chiếu vào vùng cổ, gáy, làm cho cơ thể không điều hòa được thân nhiệt và mất nước, dẫn đến tình trạng say nắng. 

Say nắng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, môi trường sống...

Môi trường sống

Nếu bạn sinh sống ở khu vực đô thị, bạn có thể bị say nắng khi nắng nóng kéo dài, đặc biệt nếu trời không có gió và chất lượng không khí kém. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng đảo nhiệt” (nhựa đường và nhà bằng bê tông bị đốt nóng vào ban ngày và chỉ tỏa dần nhiệt vào ban đêm) làm cho nhiệt độ ban đêm cao hơn.

Do tuổi tác

Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, và người lớn trên 65 tuổi, đặc biệt rất dễ bị say nắng vì ở độ tuổi này họ thích nghi với nhiệt độ chậm hơn so với những độ tuổi khác.

Tình trạng sức khỏe

Các bệnh lý tim mạch, phổi hoặc thận, béo phì hoặc thiếu cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tâm thần, bệnh hồng cầu hình liềm, nghiện rượu, bỏng nắng và bất cứ tình trạng nào gây sốt... đều rất dễ bị say nắng.

Ảnh hưởng từ thuốc

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và đáp ứng với nhiệt của cơ thể như thuốc kháng histamine, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc kích thích, thuốc chống co giật, tim, huyết áp như chẹn beta và thuốc co mạch, thuốc dành cho các bệnh tâm thần như chống trầm cảm và chống loạn thần. Ngoài ra, các chất kích thích, chẳng hạn như cocaine và methamphentamine có thể gây tăng nhiệt cơ thể làm cho dễ bị say nắng.

Biểu hiện của say nắng cần lưu ý

Mức độ nhẹ: Có biểu hiện choáng váng, đau đầu, chuột rút.

Mức độ vừa: Biểu hiện kiệt sức, mất khả năng tiếp tục gắng sức, trạng thái tâm thần kinh không bình thường.

Mức độ nặng: Đột quỵ. Nhiệt độ lõi cơ thể thường tăng trên 40 độ C, kèm với biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương, có thể dẫn đến suy đa phủ tạng nếu không cấp cứu kịp thời.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp