Đâu là những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường?

Các dạng đái tháo đường khác nhau như type 1, type 2 lại có những nguyên nhân khác nhau

Cảnh giác với 7 nguyên nhân không ngờ gây biến động đường huyết

Magne có vai trò gì trong việc kiểm soát đường huyết?

Tiền đái tháo đường: 3 lời khuyên giúp ổn định đường huyết tốt hơn

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần tránh căng thẳng?

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 1

Bình thường, thức ăn vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường đơn (đường glucose) và đưa vào trong máu. Sau đó, nhờ có insulin là hormone do tế bào beta của tụy tiết ra, đường được vận chuyển từ máu vào các tế bào để biến đổi thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Bệnh đái tháo đường type 1 xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta tuyến tụy. Tụy bị tổn thương và mất hoàn toàn khả năng tiết ra insulin. Không có insulin nên đường không thể vận chuyển vào tế bào được mà ở lại trong máu gây tăng đường huyết.

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân gây đái tháo đường type 1 có thể là do gene, các yếu tố môi trường (như nhiễm virus) hoặc đôi khi không có nguyên nhân nào cả. Trên thực tế, hiện các nhà khoa học vẫn đang cố gắng làm rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh đái tháo đường type 1. Làm rõ được nguyên nhân gây bệnh có thể giúp các chuyên gia đưa ra cách phòng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 là dạng đái tháo đường phổ biến nhất. Ở đái tháo đường type 2, tuyến tụy không mất hoàn toàn mà chỉ giảm khả năng sản xuất insulin, kết hợp với tình trạng kháng insulin - tức là insulin được sản xuất ra nhưng không có tác dụng vận chuyển đường vào tế bào.

Người bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 cho đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ gây bệnh, bao gồm cả yếu tố di truyền lẫn các yếu tố về lối sống:

Thừa cân, béo phì và lười vận động

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2 nếu bị thừa cân, béo phì và có lối sống không lành mạnh, lười vận động. Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây kháng insulin, từ đó dẫn tới đái tháo đường type 2. Tốt hơn hết, bạn nên cảnh giác khi chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) của mình vượt quá 23.

Vị trí tập trung mỡ trong cơ thể cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Theo đó, việc tích mỡ tại vùng bụng có liên quan nhiều hơn tới nguy cơ kháng insulin, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cũng như các bệnh tim mạch khác.

Gene, yếu tố gia đình

Giống như đái tháo đường type 1, có một số gene nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Theo đó, bệnh có thể di truyền trong gia đình, đặc biệt với những người trong các nhóm sau: Người gốc Phi, gốc Ấn, gốc Á, người Tây Ban Nha, người Hawaii…

Một số gene làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Các yếu tố nguy cơ khác

Một số yếu tố khác khiến bạn dễ dàng mắc đái tháo đường type 2 có thể kể đến như:

- Người trên 40 tuổi.

- Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

- Phụ nữ có tiền sử sinh con > 4kg, mắc buồng trứng đa nang hoặc đã bị đái tháo đường thai kỳ trước đó.

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ

Nhiều nhà khoa học cho rằng, đái tháo đường thai kỳ (dạng bệnh đái tháo đường phát triển trong thời gian mang thai) có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố, kết hợp cùng các yếu tố di truyền và lối sống của người phụ nữ.

Các hormone do nhau thai sản sinh ra có thể góp phần gây kháng insulin trong cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu tuyến tụy không thể sản sinh đủ insulin để khắc phục tình trạng kháng insulin, bà bầu có thể mắc đái tháo đường thai kỳ.

Đặc biệt, những người bị thừa cân, béo phì từ trước khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.

Giải pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường type 1 liên quan trực tiếp đến gene nên không thể phòng tránh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa đái tháo đường type 2, đái tháo đường thai kỳ bằng cách tăng cường vận động và ăn uống khoa học để giảm cân, giảm mỡ bụng. Kiểm soát cân nặng cũng có thể giúp giảm kháng insulin hiệu quả.

Bên cạnh đó, một giải pháp từ thiên nhiên được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tác dụng giảm kháng insulin là sử dụng lá xoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hoạt chất 3beta-taraxerol có nhiều trong lá xoài không chỉ làm giảm kháng insulin mà còn tăng cường chức năng tuyến tụy, hạn chế hấp thu đường từ thức ăn vào máu, do đó giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, ngăn ngừa đường huyết tăng cao gây bệnh đái tháo đường.

Vi Bùi H+ (Theo Niddk.nih.gov)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường

Glutex với thành phần chính từ lá Xoài Ấn Độ, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết