Thảo dược nào chủ trị bệnh gout?

Nấu nước cải bẹ xanh uống hàng ngày có tác dụng đào thải acid uric (Ảnh: Nguồn Internet)

Giả gout, không nên bỏ qua

Thủ phạm nào gây bệnh gout?

Người bệnh gout nên ăn uống thế nào?

Cây “nở ngày đất” chữa bệnh gout, ung thư?

Việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh gout là điều khó khăn. Bởi vậy nhiều bệnh nhân đã chấp nhận sống chung với gout. Họ áp dụng một chế độ ăn kiêng và tập luyện nhẹ nhàng. Một số bệnh nhân vẫn uống thuốc Tây để giảm triệu chứng và những cơn đau do bệnh gout gây ra, tuy nhiên lại không chữa được tận gốc, số khác lại tìm đến những loại thảo dược có trong tự nhiên để khắc phục bệnh tình.
Có những loại thảo dược có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh gout, giúp kháng viêm, giảm đau, bồi bổ khí huyết  nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Bởi các loại thảo dược chủ trị bệnh gout không có tác dụng nhanh như thuốc Tây nhưng lại có tác dụng lâu dài, hạn chế tối đa biến chứng và ít tác dụng phụ hơn nhiều so với các loại thuốc Tây y, ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Những loại thảo dược được dùng để chữa trị bệnh gout trong dân gian:
Cây sói rừng chủ trị bệnh gout
Loại cây này còn được gọi là cửu tiết trà, tiếp cốt mộc, cửu tiết phong và có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb), mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Theo Y học cổ truyền, cây sói rừng có vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng rộng rãi trong dân gian với công dụng thải trừ độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch, thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout.
Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, dịch chiết từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm đạt hiệu quả 97,6%, không gây tác dụng phụ, đặc biệt phần lá cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã bào chế sói rừng thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả.
 Dịch chiết từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm hiệu quả (Ảnh: Nguồn Internet)
Cây hy thiêm
Cây dược liệu hy thiêm còn có tên gọi khác là chó đẻ hoa vàng, được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp người mắc bệnh gout hạ acid uric trong máu. Hiện nay, nhiều nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội cho thấy tác dụng hạ acid uric, chống viêm và giảm đau rõ rệt của loại cây này.
Hy thiêm còn có tác dụng dược lý như trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng an thần, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của những vết loét trên cơ thể. Nhờ vậy, dược liệu sẽ làm giảm biến chứng ở bệnh nhân gout.
Lá hy thiêm có tác dụng ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mạn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của hy thiêm tương đối thấp (77,7gr/kg trọng lượng), do đó chúng đã được bào chế thành thuốc điều trị bệnh gout.
Lá hy thiêm có tác dụng ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính (Ảnh: Nguồn Internet)
Mã tiền chế 
Để trị chứng phong thấp, từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng hạt mã tiền chế để chữa trị theo nguyên tắc "lấy độc trị độc". Đây là một kinh nghiệm có giá trị hết sức đặc biệt. Tác dụng chống tê mỏi và cắt cơn đau của hạt mã tiền chế đã được kiểm chứng trên thực tế từ đời này qua đời khác. Trong các bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả đều có thấy sử dụng đến mã tiền chế.
Cây sake rất tốt cho những bệnh nhân bị bệnh gout
Còn gọi là cây bánh mì (tên khoa học Artocarpus altilis). Lá sake có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, trị gout. Lá sake có độc nên người bệnh được khuyên không nên dùng liên tục và dùng với liều lượng thấp (mỗi ngày một lá, uống một tuần, nghỉ một tuần). Quả sake có thể dùng nấu canh và kết hợp sử dụng loài cây này với các loại thuốc nam khác như dưa leo, cỏ xước.
Lá sake có tác dụng kháng viêm, trị gout rất tốt (Ảnh: Nguồn Internet)
Cải bẹ xanh giúp đào thải  acid uric tốt cho người bị gout
Cải bẹ xanh (lá cải hơi có vị đắng, người ta hay gọi là cải đắng) dùng để nấu nước uống hàng ngày. Nước uống này có tác dụng đào thải acid uric. Uống hàng ngày, thay nước lọc, dù thấy bệnh đã khả quan vẫn tiếp tục uống để acid uric không còn cơ hội tái tạo và tích tụ trong cơ thể nữa.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp