Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Những triệu chứng điển hình khi trẻ bị sốt xuất huyết mẹ phải biết để bảo vệ con.

Chính thức thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia phòng sốt xuất huyết ở Nha Trang

Sốt xuất huyết và sốt rét gây hại thế nào cho phụ nữ mang thai?

Tại sao bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong?

Theo chân máy phun thuốc diệt muỗi dập sốt xuất huyết tại Hà Nội

10 lời khuyên thiết thực giúp đuổi muỗi và phòng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành.

Virus Dengue gây bệnh SXH có 4 tuýp huyết thanh (D1 - D4), con người có thể mắc cả 4 tuýp huyết thanh, nếu đã mắc bệnh thuộc tuýp D1, vẫn có thể mắc tuýp D2, tuýp D3 hoặc tuýp D4. Do chưa có kháng thể lại dễ bị muỗi đốt, nếu việc phòng muỗi đốt không tốt (lúc trẻ chơi, lúc ngủ, lúc bú hoặc lúc ăn) hoặc ở vùng đang có dịch SXH, nguy cơ trẻ mắc SXH là rất cao. 

Dấu hiệu của bệnh SXH ở trẻ em

Trẻ bị SXH thường sốt cao đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm

Sau khi bị muỗi đốt, trẻ nhỏ thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, thời gian sốt từ 2 - 7 ngày, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong một số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.  Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường hay bệnh sốt phát ban nên dễ bị bỏ qua.

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ thường tăng nhanh lên 39 - 40 độ C, có thể xuất hiện tình trạng co giật. Một số bệnh nhi còn có biểu hiện sốt 2 pha (sốt 1 - 2 ngày đầu rồi hết sốt trong ngày 3 - 4, sau đó sốt trở lại ngày thứ 5 - 6).

Sau khi sốt 2 - 3 ngày, trên da toàn thân bệnh nhi sẽ có biểu hiện sung huyết và phát ban dát đỏ (khi căng da mất ban), hoặc có ban xuất huyết dưới dạng chấm, nốt (căng da không mất ban), thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng. Nặng hơn là các mảng bầm tím trên da hoặc xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn và đi ngoài ra máu.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt 37.5 - 38 độ C hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như, lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, một số trường hợp diễn biến đến sốc SXH với biểu hiện chân tay lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹt không đo được. Tất cả những trường hợp trên phải nhập viện cấp cứu ngay.

Ngoài những biểu hiện trên, ở một số trường hợp có biểu hiện biến chứng não như li bì hoặc la hét, co giật và đi vào hôn mê, hoặc có biểu hiện của suy gan như vàng da, vàng mắt tăng.

Sau sốt 5 - 7 ngày, nói chung bệnh có xu hướng thuyên giảm với các biểu hiện như nhiệt độ giảm dần, có biểu hiện ra mồ hôi, toàn trạng khá lên, bệnh nhi tỉnh táo hơn, bắt đầu ăn ngon miệng và sinh hoạt bình thường.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo các phụ huynh khi thấy con mình có những biểu hiện của SXH, cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và làm xét nghiệm theo dõi kịp thời, tránh để bệnh nặng hơn gây ra những biến chứng nghiêm trọng.


Nguyên Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm