Tuổi teen có nguy cơ mắc các hội chứng ăn uống "khác thường" nào?

Các chứng rối loạn ăn uống thường dễ gặp ở lứa tuổi vị thành niên

Chờ... chết vì bị rối loạn ăn uống

Chán ăn vì bị... chê béo là bệnh gì?

Có thể chết vì rối loạn ăn uống!

Facebook làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống

Lứa tuổi thanh thiếu niên - hay còn gọi là tuổi teen - là một giai đoạn phát triển của con người mà trong đó phần lớn con trẻ của chúng ta phải đối mặt với nhiều triệu chứng rối loạn của hành vi và cảm xúc. Trong đó, chứng rối loạn ăn uống là một trong các chứng bệnh liên quan đến tâm lý có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề sức khỏe thường được phát hiện ở lứa tuổi này. Hãy cùng tìm hiểu 4 chứng rối loạn ăn uống khác thường dễ gặp ở lứa tuổi nhạy cảm này để gia đình và người thân có thể nhận biết sớm giúp con cháu mình phòng tránh và điều trị kịp thời:

1. Chứng chán ăn tâm thần (Anorexia Nervosa) - hay còn được biết đến với tên gọi là chứng nhịn ăn

Đây là một trong những rối loạn ăn uống phổ biến nhất được tìm thấy trong thanh thiếu niên. Bệnh thường gặp ở nhóm bé gái mới lớn. 

Các triệu chứng bao gồm: Giảm cân đột ngột, thiếu máu, hay chóng mặt, da khô, mất nước và huyết áp hạ thấp.

2. Chứng ăn – ói (Bulimia Nervosa)

Những người mắc chứng này ăn thật nhiều cho đã miệng xong tìm cách nôn/ói ra hết để khỏi lên cân. Người bị mắc chứng Bulimia Nervosa có thể đã lặp lại các giai đoạn ăn uống vô độ, là việc ăn một khối lượng lớn thực phẩm trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Việc này kéo theo các hành vi bù cho các giai đoạn ăn uống vô độ như một cách để cố gắng kiểm soát cân nặng. Lứa tuổi teen nằm trong nguy cơ mắc chứng bệnh này khá cao bởi họ luôn muốn bản thân được nếm các loại thực phẩm khác nhau.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Hàm và má sưng phồng, răng có dấu hiệu đổi màu – là do hậu quả của việc ói thường xuyên gây ra.

3. Chứng rối loạn ăn uống lành mạnh (Orthorexia Nervosa) – hay còn được gọi là hội chứng ăn uống quá chọn lọc

Là một bệnh rối loạn ăn uống tâm thần khác chủ yếu gặp ở tuổi teen. Người mắc hội chứng này thường có chung xuất phát điểm là lựa chọn thực phẩm tốt để cải thiện sức khỏe. Họ thường bị ám ảnh bởi chất lượng và độ an toàn thực phẩm. Họ dần loại bỏ các loại thực phẩm mà họ cho là không tốt và không đảm bảo ra khỏi thực đơn. Nỗi ám ảnh đó lớn dần khiến những người mắc bệnh áp dụng việc kiêng cữ các thực phẩm, được cho là không lành mạnh, quá mức khiến cơ thể họ trở nên thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

4. Chứng ăn uống vô độ (Binge Eating Disorder)

Chứng rối loạn ăn uống này liên quan chặt chẽ đến chứng ăn – ói (Bulimia Nervosa). Điểm khác biệt là người mắc chứng này thường ăn khối lượng lớn thực phẩm một cách vô độ nhưng không tìm cách nôn ra. 

Triệu chứng của bệnh: Không kiểm soát được việc ăn uống, ăn nhiều quá mức. Sự nguy hiểm là người bệnh có thể bị mặc cảm tội lỗi vì hành vi ăn uống “khác thường” của mình, dẫn đến bản thân xa lánh giao tiếp xã hội cũng như nguy cơ mắc các bệnh: Cholesterol cao, bệnh tim, bệnh đái tháo đường, bệnh túi mật.

Các chứng rối loạn ăn uống xảy ra cả ở nam giới và nữ giới, người giàu và người nghèo, và từ tất cả các văn hóa. Những người bị các chứng rối loạn ăn uống có những hành vi ăn uống rối loạn và niềm tin méo mó, với những nỗi lo lắng thái quá về cân nặng, hình dáng cơ thể và chất lượng thực phẩm. Đây là các chứng bệnh tâm thần nghiêm trọng có thể do các nguyên nhân như: Di truyền, tâm lý hay ảnh hưởng của văn hóa - xác hội gây nên.
Nhân Mã H+ (Theo Bold Sky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp