Nhồi máu cơ tim là gì, nguy hiểm thế nào?

Tại sao nhồi máu cơ tim được coi là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất?

Chuyên gia giải thích: Mỡ máu cao ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

Hẹp động mạch phổi: Căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới suy tim

Người bị tăng huyết áp nên ăn trái cây gì để kiểm soát bệnh

Các loại thảo dược giúp khắc phục tình trạng mỡ máu cao

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp, hay một cơn đau tim là tình trạng đe dọa tính mạng, xảy ra khi lưu lượng máu tới cơ tim đột ngột bị gián đoạn, gây tổn thương cho các mô. Nhồi máu cơ tim thường xảy ra do sự tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch vành. Tình trạng tắc nghẽn có thể xảy ra do có các mảng bám tích tụ tại thành mạch máu. Trên thực tế, các mảng bám này chủ yếu là cholesterol và các chất thải khác của tế bào.

Điều gì gây ra cơn nhồi máu cơ tim?

Có nhiều nguyên nhân làm kích hoạt lên một cơn nhồi máu cơ tim. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể gây tắc nghẽn động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim:

Nồng độ cholesterol “xấu” tăng cao

Cholesterol “xấu” LDL là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn trong lòng động mạch. Nguyên nhân là bởi cholesterol “xấu” LDL có thể bám dính vào thành mạch và tạo thành mảng bám. Về lâu dài, tiểu cầu, các chất thải khác có thể dính vào mảng bám và tích tụ dần theo thời gian.

Nồng độ chất béo bão hòa tăng cao

Chất béo bão hòa cũng có thể góp phần tạo thành mảng bám trong lòng động mạch vành. Bạn nên cẩn thận chất béo bão hòa trong các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ…

Nồng độ chất béo chuyển hóa tăng cao

Mỡ máu cao có thể gây tắc nghẽn trong lòng động mạch

Chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể góp phần gây tắc nghẽn trong lòng động mạch.

Ai có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim?

Tăng huyết áp

Người bị tăng huyết áp (trên 120/80mmHg) sẽ có nguy cơ bị đau tim cao hơn. Tăng huyết áp có thể làm tổn thương các động mạch, đẩy nhanh sự tích tụ mảng bám.

Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường đặc trưng bởi tình trạng đường huyết (glucose) trong máu thường ở mức cao. Điều này có thể làm tổn thương các mạch máu, về lâu dài sẽ dẫn tới bệnh động mạch vành, làm tăng nguy cơ đau tim.

Béo phì

Nguy cơ nhồi máu cơ tim sẽ tăng cao khi bạn bị thừa cân, béo phì. Trên thực tế, béo phì có liên quan tới nhiều tình trạng khác có thể làm tăng nguy cơ đau tim, ví dụ như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterol cao, nồng độ triglyceride cao…

Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác, trong đó có suy tim.

Tuổi cao

Nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim cũng tăng dần theo độ tuổi. Theo đó, nam giới có nguy cơ đau tim cao hơn sau 45 tuổi, nữ giới có nguy cơ cao hơn sau 55 tuổi.

Di truyền

Bạn sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn nếu trong gia đình bạn có các thành viên bị bệnh tim mạch trước 55 tuổi với nam giới, hoặc trước 65 tuổi với nữ giới.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ đau tim bao gồm căng thẳng, stress quá mức; Lười tập thể dục; Bạn từng bị tiền sản giật (tăng huyết áp trong thai kỳ)…

Nhồi máu cơ tim nguy hiểm thế nào?

Nếu được điều trị kịp thời, cơ hội sống sót của bạn sẽ cao hơn, mức độ tổn thương của trái tim sẽ được giảm nhẹ và tốc độ hồi phục cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim vẫn có thể gây ra những tổn thương nhất định tới cơ tim. Điều này có thể khiến trái tim không bơm đủ máu đi nuôi cơ thể, về lâu dài sẽ dẫn tới bệnh suy tim.

Tổn thương trái tim cũng có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, làm tăng nguy cơ gặp phải các cơn đau tim khác sau này. Nhiều người từng trải qua cơn nhồi máu cơ tim sẽ hay thấy lo lắng, trầm cảm. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ để có quá trình hồi phục tốt hơn.

Sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh cũng nên hạn chế các hoạt động thể chất cường độ cao. Bạn cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ trong việc dùng thuốc, thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tim, thay đổi lối sống lành mạnh… để ngăn ngừa nguy cơ suy tim sau này.

Một khi trái tim đã bị tổn thương rất khó để phục hồi lại như ban đầu. Tuy nhiên, nhiều minh chứng cho thấy người bệnh có thể phục hồi sức khỏe trái tim được tối đa nếu kết hợp sử dụng thêm giải pháp từ thảo dược, điển hình như đan sâm, hoàng đằng. Hai loại thảo dược này có tác dụng cải thiện máu nuôi tim từ đó giúp chức năng tim được phục hồi, giảm xơ vữa mạch vành, tiêu cục máu đông giúp phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim tái phát.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào có chứa những thảo dược này cũng có tác dụng tối ưu. Để lựa chọn đúng loại, các chuyên gia tim mạch khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm thực phẩm chức năng đã có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và được các tạp chí quốc tế công nhận.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Trong dòng thực phẩm chức năng dành cho người bệnh tim mạch có nguồn gốc từ thảo dược, chỉ có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí quốc tế công nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy Ích Tâm Khang giúp giảm đáng kể khó thở, mệt, đau ngực, ho, phù cho người suy tim, bệnh tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch