Nhịp tim nhanh khi thức dậy có nguy hiểm không, nguyên nhân là gì?

Nhịp tim nhanh khi thức dậy có thể do một số bệnh như đái tháo đường, rối loạn nhịp tim…

Tim đập nhanh, lo lắng, căng thẳng trước đám đông phải làm sao?

Đau ngực, tim đập nhanh 133 lần/phút có phải nhồi máu cơ tim?

Chênh lệch nhiệt độ làm tim đập nhanh, đột quỵ phải làm sao?

Tim đập nhanh, mệt mỏi có phải là biến chứng tiểu đường?

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nhịp tim nhanh khi thức dậy bạn nên nhận biết để xác định khi nào mình cần đi khám:

Căng thẳng, lo lắng quá mức

Căng thẳng, lo lắng quá mức có thể kích hoạt việc giải phóng các hormone vào máu, từ đó làm tăng nhịp tim. Theo các nhà khoa học Mỹ, có khoảng 31% các trường hợp tim đập nhanh, nhịp tim nhanh là do quá căng thẳng, lo lắng.

Những người thường xuyên bị stress, rối loạn lo âu sẽ dễ bị nhịp tim nhanh khi thức dậy cùng các triệu chứng như khó ngủ, khó thở, hơi thở nhanh và nông…

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống, đặc biệt là những gì bạn ăn hoặc uống trước khi đi ngủ có thể tác động đáng kể tới chất lượng giấc ngủ, từ đó làm tăng nguy cơ nhịp tim nhanh khi thức dậy.

Ăn ngọt trước khi ngủ: Ăn các thực phẩm nhiều đường (các loại bánh kẹo, nước ngọt…) trước khi đi ngủ có thể khiến đường huyết tăng nhanh khó kiểm soát. Lượng đường dư thừa này có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các hormone căng thẳng, từ đó làm tăng nhịp tim.

Uống nhiều đồ uống chứa caffeine có thể gây tim đập nhanh

Caffeine: Uống nhiều cà phê, trà, soda… chứa caffeine cũng có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh ở một số người. Ngoài ra, uống nhiều đồ uống chứa caffeine có thể dẫn tới mất nước, từ đó gây nhịp tim không đều.

Uống rượu bia vào buổi tối: Uống nhiều rượu bia vào buổi tối có thể gây ra tình trạng nhịp tim nhanh khi thức dậy.

Thiếu máu

Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu để vận chuyên oxy trong cơ thể. Điều này có thể khiến người bệnh hay cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, khó thở, khó tập trung và tim đập nhanh.

Mơ thấy ác mộng

Mơ thấy ác mộng có thể khiến bạn bị đổ mồ hôi, run rẩy, nhịp tim nhanh khi thức dậy. Bên cạnh ác mộng, tình trạng bóng đè cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy sợ hãi, khiến nhịp tim tăng cao.

Mơ thấy ác mộng cũng có thể là nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi thức dậy

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ, mất ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim nhanh hơn vào ngày hôm sau.

Ngưng thở khi ngủ

Khi bị ngưng thở khi ngủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ không nhận được đủ oxy và điều này có thể gây căng thẳng, áp lực cho trái tim. Đây chính là lý do khiến ngưng thở khi ngủ có thể gây nhịp tim nhanh khi thức dậy.

Ngưng thở khi ngủ có thể góp phần làm tăng nguy cơ rung nhĩ, do đó bạn nên có hướng điều trị kịp thời nếu gặp phải tình trạng này.

Rung nhĩ

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, xảy ra khi các tín hiệu điện trong tim không đồng bộ, khiến các buồng tim trên (tâm nhĩ) đập quá nhanh. Rung nhĩ có thể khiến nhịp tim nhanh khi thức dậy, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, lo lắng, đau tức ngực, mệt mỏi, chóng mặt…

Bản thân rung nhĩ không phải một căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ.

Hạ đường huyết

Khi lượng đường huyết trong cơ thể hạ xuống quá thấp, bạn có thể cảm thấy quá lo lắng, tim đập nhanh hơn. Nguyên nhân là do tình trạng này có thể kích hoạt cơ thể giải phóng epinephrine, một hormone liên quan tới phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”.

Hormone sinh dục nữ

Nhịp tim nhanh khi thức dậy cũng có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, nguyên nhân chính là do thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen giảm xuống cũng có thể gây ra tình trạng bốc hỏa, nhịp tim nhanh ở chị em phụ nữ.

Sốt

Những thay đổi về nhiệt độ của cơ thể có thể dẫn tới thay đổi về nhịp tim, khiến bạn bị nhịp tim nhanh khi thức dậy.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Tình trạng nhịp tim nhanh khi thức dậy, đánh trống ngực có thể xảy ra do dùng các loại thuốc như:

- Thuốc steroid dạng hít để điều trị hen suyễn.

- Pseudoephedrine, một thành phần phổ biến trong thuốc trị cảm lạnh.

- Ritalin và Adderall: Điều trị các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

- Một số loại thuốc tuyến giáp.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch