Mắt mờ đột ngột, chớ bỏ qua!

Nhìn mờ có thể là dấu hiệu cảnh báo đau nửa đầu

Nguyên nhân khiến bạn bị nhìn mờ và cách khắc phục

4 cách đơn giản giúp phòng ngừa suy giảm thị lực

Thị lực bị ảnh hưởng thế nào khi mắc Parkinson?

Mắt nhìn mờ vào buổi sáng, tại sao?

Béo phì

Theo các bác sỹ, cân nặng của chúng ta có liên quan đến sức khỏe của mắt. Béo phì có liên quan đến nhiều bệnh về mắt ví dụ như đục thủy tinh thể. Nếu bạn đột ngột bị mất thị lực và tăng cân rất nhiều thì béo phì có thể là nguyên nhân. Để phục hồi thị lực, người bệnh nên giảm cân

Béo phì có liên quan đến nhiều bệnh về mắt 

Đau nửa đầu

Những cơn đau nửa đầu nặng có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Đau nửa đầu có thể khiến bạn bị nhìn mờ, nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy hoặc đường lượn sóng. Loại đau nửa đầu này được gọi là bệnh đau nửa đầu có triệu chứng báo trước (hay còn được gọi là bệnh đau nửa đầu có aura). Đau nửa đầu có triệu chứng báo trước là một cơn đau đầu nặng và các vấn đề tầm nhìn thường xảy ra trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. 

Trầm cảm

Theo các chuyên gia, đau buồn có thể có thể khiến bạn bị giảm thị lực hoặc mờ mắt đột ngột. Một nghiên cứu ở Anh đã thực hiện khảo sát trên 100.000 tình nguyện viên bị mờ mắt và kết cho thấy phần lớn những người này cũng gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu hoặc đau buồn. 

Mờ mắt có thể khiến bạn bị mờ mắt đột ngột

Động kinh

Mất thị lực, mờ mắt có thể xuất hiện khi bạn lên cơn động kinh. Ảnh hưởng đến mắt sẽ nghiêm trọng nhất khi người bệnh trải qua cơn động kinh phức tạp. 

Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng mang thai cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bạn bị nhìn mờ. Các vấn đề về mắt ở phụ nữ Mang thai có thể xảy ra do thay đổi nội tiết tố. Mặc dù nhìn mờ là triệu chứng phổ biến khi mang thai và nó có thể biến mất theo thời gian, nhưng nếu có các triệu chứng trên thì bạn nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra xem mình có bị tăng huyết áp và đái tháo đường không. 

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến bạn bị nhìn mờ

Viêm kết mạc

Không chỉ gây đỏ mắt, sưng mắt mà viêm kết mạc có thể khiến bạn bị nhìn mờ, chảy nước mắt và ngứa mắt. Viêm kết mạc có thể xảy ra do dị ứng hoặc virus. Nếu bị viêm kết mạc, bạn nên đến gặp bác sỹ nhãn khoa để được kiểm tra. 

Khối u não

Khối u não có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mờ mắt và buồn nôn. Nguyên nhân là do khối u đè lên não và áp lực của nó có thể gây ra một số triệu chứng khác nhau ở một số khu vực của cơ thể, bao gồm cả mắt. 

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của chúng ta. Ngoài các triệu chứng về da như ngứa da, đỏ da, bệnh vẩy nến ở xung quanh mắt có thể gây viêm màng bồ đào. Đây là tình trạng viêm của mắt dẫn đến mờ mắt và khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng. 

Vẩy nến xung quanh mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực

Đột quỵ

Nếu bạn bị mờ mắt đột ngột kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng, tê liệt mặt và cơ thể, gặp khó khăn khi nói... thì hãy gọi xe cấp cứu ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. 

Tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp

Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Dấu hiệu thường gặp của tiền sản giật là huyết áp và protein trong nước tiểu tăng cao. Nếu bạn gặp bất kỳ thay đổi đột ngột nào về thị lực khi mang thai thì nên đến gặp bác sỹ để được kiểm tra. 

Không chỉ tăng huyết áp gây mờ mắt mà huyết áp thấp cũng có thể gây ra tình trạng trên. Khi bị huyết áp thấp, người bệnh có thể bị chóng mặt, nhìn mờ và buồn nôn. 

Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson gây rối loạn với hệ thống thần kinh và thật không may, tầm nhìn của chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nó. Khi mới mắc bệnh, người bệnh có thể bị nhìn mờ. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ theo thời gian và khiến người bệnh bị mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. 

Bệnh Parkinson có thể gây ảnh hưởng đến thị lực

Bệnh đái tháo đường

Nhìn mờ kết hợp với giảm cân có thể là dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường. Đường huyết tăng cao khi bị đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các mạch máu trong mắt và gây bệnh võng mạc đái tháo đường.

Thanh Tú H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt