Tại sao nguy cơ nhồi máu cơ tim lại tăng cao vào tháng 1?

Nguy cơ nhồi máu cơ tim trên thế giới có xu hướng tăng cao vào tháng 1

Chìa khóa giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim

Mối liên hệ giữa bệnh động mạch vành và đường phụ gia

Ai có nguy cơ có một cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng?

Sau nhồi máu cơ tim nên ăn gì để bệnh không tái phát?

Ô nhiễm không khí

Các nhà khoa học nhận thấy có một nhịp ô nhiễm không khí theo mùa. Mức độ NO2 – một chất ô nhiễm chủ yếu gây ra tình trạng tử vong sớm ở Anh thường ở mức cao nhất trong tháng 1. Trên thực tế, chỉ trong 7 ngày đầu tiên của năm 2016, London (Anh) đã đạt mức giới hạn vi phạm ô nhiễm không khí cho cả năm đó.

Ô nhiễm không khí có thể làm tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim

Theo các nhà khoa học, chỉ tiếp xúc với các chất ô nhiễm (NO2, khí xăng dầu,…) trong thời gian ngắn cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Các chất ô nhiễm sẽ theo máu vào phổi, gây ra các phản ứng viêm. Điều này có thể dẫn đến hình thành cục máu đông trong mạch máu – yếu tố hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bệnh cúm

Một yếu tố quan trọng khác cũng có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim là nhiễm trùng. Trong các tháng mùa Đông, đặc biệt là tháng 1, nguy cơ nhiễm trùng, cúm virus tăng cao là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Cúm virus ảnh hưởng tới tình trạng viêm và hình thành cục máu đông, chưa kể chúng còn khiến cho các mảng bám động mạch bị xơ vữa. Tất cả các yếu tố trên đều có thể khiến nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành (nhồi máu cơ tim) tăng cao.

Bị cúm làm tăng cao nguy cơ viêm nhiễm gây biến chứng tim mạch

Một vài nguyên nhân khác khiến nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao trong tháng 1 là do căng thẳng, chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia trong ngày lễ,… khiến cho lượng cholesterol tăng cao, suy giảm nồng độ vitamin D và tăng huyết áp trong cơ thể.

Tháng giao mùa

Những yếu tố nguy cơ không chỉ thay đổi theo mùa mà thậm chí còn thay đổi theo ngày. Các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao trong khoảng từ 6 - 12 giờ trưa và thấp hơn vào chiều và tối. Theo đó, vào buổi sáng các tháng giao mùa (đặc biệt là tháng 1), nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể tăng cao hơn 24% so với các tháng khác trong năm.

Hầu như mọi tế bào trong cơ thể đều có các gene điều hòa sinh học, hoạt động như một chiếc đồng hồ để đảm bảo cơ thể vận động theo nhịp điệu 24 giờ. Các thay đổi trong môi trường sống, đặc biệt là những khi giao mùa có thể làm tăng cao tình trạng viêm nhiễm, đông máu và các bệnh tim mạch khác.

Điều này là do các gene tham gia vào điều chỉnh hệ thống miễn dịch có xu hướng hoạt động mạnh mẽ hơn vào mùa đông. Vào các tháng giao mùa, đặc biệt là tháng 1, các gene này hoạt động yếu nhất, ví dụ điển hình là ARNTL – 1 gene quan trọng giúp ức chế sự viêm nhiễm trong cơ thể. Sự suy giảm hoạt động của ARNTL vào tháng 1 làm cho tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể xảy ra nghiêm trọng hơn, làm tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Tóm lại, những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim nên cẩn thận hơn vào các thời điểm giao mùa, đặc biệt là tháng 1. Mặc ấm hơn khi ra ngoài, ngủ đủ giấc, bổ sung đủ vitamin D và tránh các khu vực ô nhiễm không khí sẽ giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Independent)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch