Người bệnh đái tháo đường có ăn nho được không?

Ăn nho có khiến lượng đường huyết tăng cao?

Tại sao người bệnh đái tháo đường bị tăng đường huyết sau khi tập thể dục?

Bị đái tháo đường type 2: Đừng bỏ qua lợi ích của hạnh nhân!

Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường bị biến chứng suy thận

Người bệnh đái tháo đường có ăn mít được không?

Muốn biết người bệnh đái tháo đường có ăn nho được không, bạn cần dựa vào chỉ số chuyển hóa đường huyết và hàm lượng chất bột đường trong nho.

Chỉ số chuyển hóa đường huyết của nho

Chỉ số chuyển hóa đường huyết là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Nói đơn giản hơn, chỉ số này sẽ cho bạn biết một thực phẩm sẽ được chuyển hóa thành đường nhanh như thế nào sau khi ăn.

Thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết từ 55 trở xuống được coi là có chỉ số chuyển hóa đường huyết thấp và không gây nhiều biến động đường huyết khi ăn ở lượng vừa phải. Nho có chỉ số chuyển hóa đường huyết là 46. Do đó chúng được coi là loại trái cây an toàn với người bệnh đái tháo đường.

Người bệnh đái tháo đường có thể ăn nho nhưng không nên ăn quá nhiều 

Nho chứa bao nhiêu chất bột đường?

1 cốc nho (khoảng 151gr) có chứa khoảng 1gr là chất xơ và 15gr còn lại là đường. Lượng đường này vừa đúng với lượng chất bột đường được khuyến khích trong một bữa phụ của người bệnh đái tháo đường. Do đó, nếu ăn với lượng vừa phải, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn các loại trái cây nhiều đường như nho.

Ăn nho thế nào để không khiến đường huyết tăng cao?

Bạn có thể hạn chế nguy cơ tăng đường huyết đột biến bằng cách kết hợp các thực phẩm giàu carbohydrate (như nho) với những thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết thấp hoặc với thực phẩm giàu protein. Ví dụ, bạn có thể ăn nho cùng sữa chua, bánh quy… trong các bữa phụ để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Thêm vào đó, bạn cũng cần chú ý đến lượng nho ăn mỗi ngày. Bởi nho vẫn chứa đường, ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát. Nếu bữa chính đã ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, bạn không nên ăn thêm nho trong món tráng miệng. Trong một ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 1 cốc nho (151gr) để tránh đường huyết tăng quá mức.

Lưu ý cuối cùng, nho chỉ là một phần trong chế độ ăn hàng ngày. Muốn kiểm soát bệnh đái tháo đường toàn diện, người bệnh vẫn cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, luyện tập thể dục hay kết hợp thảo dược Đông y cũng có vai trò rất quan trọng.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, sự kết hợp của các thảo dược như lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng có thể giúp ổn định đường huyết lúc đói, sau ăn, giảm mắt mờ, tiểu đêm, đau nhức bắp thịt… từ đó giúp người bệnh đái tháo đường an tâm sống vui, sống khỏe hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Healthyeating.sfgate)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết

Với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết.

- Hỗ trợ hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết