Mọi điều bạn cần biết về bệnh võng mạc đái tháo đường

Nếu không được điều trị, bệnh võng mạc đái tháo đường có thể gây nhìn mờ, mù lòa

Người bệnh đái tháo đường sống được bao nhiêu năm?

5 vấn đề ở bàn chân người bệnh đái tháo đường cần chú ý

Người bệnh đái tháo đường ăn mật ong có được không?

5 tác hại của bệnh đái tháo đường đến tình dục và cách ngăn chặn

Dưới đây là những điều người bệnh đái tháo đường nên nắm rõ về bệnh võng mạc đái tháo đường:

Triệu chứng bệnh võng mạc đái tháo đường

Trong giai đoạn đầu, bệnh võng mạc đái tháo đường thường không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi biến chứng này trở nặng, bao gồm:

- Nhìn thấy các đốm đen như ruồi bay hoặc vùng tối.

- Mờ mắt.

- Mắt hay nhức mỏi, hay bị chảy nước mắt, viêm mống mắt.

- Giảm khả năng phân biệt màu sắc.

- Mất thị lực đột ngột.

Biến chứng võng mạc có thể  ảnh hưởng đến cả hai bên mắt. Nếu không được phòng và điều trị sớm có thể dẫn tới mù lòa.

Tại sao người bệnh đái tháo đường bị biến chứng trên võng mạc?

Theo thời gian, lượng đường huyết tăng cao có thể khiến các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc bị tắc nghẽn, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho võng mạc. Lúc này, mắt sẽ phải cố hình thành các mạch máu mới nhưng chúng thường không phát triển đúng cách và có thể bị rò rỉ, vỡ và xuất huyết.

Đường huyết tăng cao lâu ngày có thể gây bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường thường phát triển qua 2 giai đoạn:

Võng mạc đái tháo đường không tăng sinh: Khi này, các mạch máu bị tổn thương, có thể phình ra, khiến máu và các chất lỏng bị rò rỉ vào võng mạc. Tuy nhiên, chưa xuất hiện các mạch máu mới.

Thường giai đoạn này người bệnh sẽ chưa cần điều trị trừ trường hợp có mắc kèm phù hoàng điểm - sưng phần trung tâm võng mạc nơi thu nhận ánh sáng.

Võng mạc đái tháo đường tăng sinh: Giai đoạn này người bệnh thường có triệu chứng rõ. Thăm khám mắt thấy xuất hiện các mạch máu bất thường hoặc nhiều vùng bị xuất huyết trong võng mạc.

Nếu không điều trị sớm, biến chứng này có thể làm hình thành các mô sẹo, khiến võng mạc bong ra khỏi mắt. Ngoài ra, các mạch máu mới có thể gây áp lực lớn lên nhãn cầu, từ đó gây tổn thương các dây thần kinh thị giác và dẫn tới bệnh tăng nhãn áp, thậm chí gây mù lòa.

Các yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường

Bất cứ ai mắc bệnh đái tháo đường đều có thể mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc biến chứng này có thể tăng do các yếu tố sau:

Kiểm soát đường huyết kém có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng võng mạc

- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường: Người mắc đái tháo đường càng lâu, nguy cơ mắc biến chứng võng mạc đái tháo đường càng cao.

- Kiểm soát đường huyết kém.

- Tăng huyết áp.

- Cholesterol cao.

- Mang thai.

- Hút thuốc lá.

Cách điều trị biến chứng võng mạc do đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể được điều trị bằng 3 phương pháp:

- Tiêm thuốc chống tăng sinh mạch máu Anti-VEGF (Lucentis).

- Laser quang đông để “niêm phong” các mạch máu bị xuất huyết.

- Phẫu thuật lấy dịch kính (thường áp dụng với các trường hợp nặng).

Các phương pháp này sẽ giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mù lòa cho người bệnh đái tháo đường.

Làm sao để phòng ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường?

Nhìn chung, kiểm tra mắt thường xuyên, kiểm soát đường huyết tốt có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường. Cụ thể, bạn sẽ cần:

- Quản lý tốt bệnh đái tháo đường: Ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất hàng ngày. Cố gắng nên dành ra 150 phút tập thể dục (đi bộ, bơi lội…) vừa sức mỗi tuần. Sử dụng thuốc đái tháo đường hoặc insulin theo chỉ dẫn của bác sỹ.

- Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết: Đo và ghi lại chỉ số đường huyết vài lần/ngày sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tốt hơn.

- Xét nghiệm chỉ số HbA1c: Từ 2 - 3 tháng bạn nên xét nghiệm chỉ số HbA1c một lần và cố gắng duy trì chỉ số này dưới 7%.

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường khác nhau, bao gồm cả bệnh võng mạc đái tháo đường.

- Chú ý khi tầm nhìn có vấn đề: Đi khám ngay khi thấy thị lực thay đổi, tầm nhìn trở nên mờ bất thường.

- Sử dụng giải pháp thảo dược để phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường: Ngoài những biện pháp kể trên, việc sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược có tác dụng bảo vệ mạch máu, phòng ngừa đục thủy tinh thể cũng như biến chứng khác của đái tháo đường cũng là một giải pháp.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)

Được bào chế từ Mạch Môn cùng Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu, Alpha lipoic acid, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường, hỗ trợ giảm đường huyết, giảm cholesterol máu.

Bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, loãng xương  - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết