Ngoài giảm cân, 6 điều này cũng giúp phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim nhanh có thể dẫn tới đau tim, đột quỵ nguy hiểm

Nhịp tim nhanh, hồi hộp, thiếu tự tin có phải bị rối loạn nhịp tim?

Những cách giảm nhịp tim nhanh bạn có thể áp dụng tại nhà

Một số loại thảo dược cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh

Theo các nhà khoa học từ Đại học Adelaide và Viện Nghiên cứu Y tế & Sức khỏe Nam Australia (Australia), chỉ cần giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể cũng giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh. Các nhà khoa học cho rằng, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy những người thừa cân, béo phì mắc bệnh rung nhĩ có thể giảm nhẹ tình trạng bệnh bằng cách giảm cân.

Bên cạnh việc giảm cân, các nhà khoa học cho rằng có thể kiểm soát, phòng ngừa rối loạn nhịp tim bằng cách thực hiện một số thay đổi lối sống đơn giản dưới đây:

Thực hiện các bài tập thở sâu

Thở sâu có thể giúp ngăn cơn rối loạn nhịp tim, rung nhĩ

Nhịp thở ảnh hưởng rất nhiều tới nhịp tim của bạn. Cụ thể, mỗi khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bạn thường thở gấp hơn, nhanh hơn, từ đó có thể kích hoạt tình trạng rối loạn nhịp tim. Một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng, ngăn ngừa cơn trống ngực là thở sâu: Hít vào thật chậm bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng. Điều này có thể giúp đưa nhịp tim của bạn trở lại bình thường.

Uống nước lạnh

Uống đủ nước rất quan trọng với những người bệnh rối loạn nhịp tim, rung nhĩ. Đặc biệt, nếu bạn trải qua cơn trống ngực, khó chịu, hãy thử uống 1 cốc nước lạnh. Uống nước lạnh giúp hạ nhiệt độ cơ thể, từ đó khiến tim cũng đập chậm lại.

Tránh các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và các loại đồ uống có chứa caffeine (như cà phê, nước tăng lực…) có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, rung nhĩ nguy hiểm. Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế những chất kích thích này để ổn định nhịp tim tốt hơn.

Ăn các món giàu acid béo omega-3

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu thường chứa nhiều acid béo omega-3 tốt cho tim mạch. Do acid béo omega-3 có khả năng chống viêm tốt, người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh nên ăn 2 - 3 bữa cá/tuần.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc có thể khiến bạn thêm mệt mỏi, căng thẳng, dẫn tới rối loạn nhịp tim. Để phòng ngừa rung nhĩ, bạn nên ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/ngày.

Tập thể dục đều đặn, vừa sức

Tập thể dục đều đặn, vừa sức có thể giúp ổn định và phòng ngừa rối loạn nhịp tim. Các nhà khoa học cho rằng, tập thể dục đều đặn vừa giúp giảm căng thẳng, vừa giúp tăng cường cơ tim, giúp bạn ổn định nhịp tim.

Vi Bùi H+ (Theo Ndtv)

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm, giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực... cho người nhịp tim nhanh, rung nhĩ.

Vì sao người béo bị rối loạn nhịp tim cần giảm cân? - Ảnh 6

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch