Uống nhiều cà phê gây hại thế nào tới sức khỏe tinh thần của bạn?

Uống nhiều cà phê có thể gây mệt mỏi mạn tính, nghiện cà phê...

Vì sao bỏ uống cà phê lại gây nhức đầu?

6 điều cần biết về cà phê khử caffeine

Cà phê mạnh nhất thế giới có thể gây nhịp tim nhanh

Cách uống cà phê giúp bạn không mệt mỏi sau khi ngủ trưa

Uống quá nhiều cà phê, cụ thể là nhiều hơn 4 cốc/ngày có thể gây nên những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe tinh thần của bạn.

Bạn dễ thấy mệt mỏi, thèm ngọt

Uống nhiều cà phê có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn ngọt. Nguyên nhân là do uống nhiều cà phê làm lượng đường huyết tăng cao rồi giảm đột ngột.

Caffeine trong cà phê là một chất kích thích có thể gây ra các phản ứng căng thẳng, khiến cơ thể sản sinh hormone cortisol và làm tăng cao đường huyết. Điều này sẽ làm tăng năng lượng của bạn trong một khoảng thời gian ngắn, cho tới khi cơ thể nhận ra bạn không thực sự cần lượng đường này.

Uống nhiều cà phê khiến đường huyết tăng cao rồi giảm đột ngột

Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh insulin để loại bỏ lượng đường huyết dư thừa, khiến bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và thèm ăn đồ ngọt hơn.

Nếu vẫn tiếp tục uống nhiều cà phê, dần dần bạn sẽ bị tăng đề kháng với insulin, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Mệt mỏi mạn tính

Caffeine có thể giúp giữ cho bạn tỉnh táo và tập trung, nhưng những người nghiện cà phê lại có thể bị mệt mỏi mạn tính do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.

Nghiện cà phê khiến bạn bị mệt mỏi mạn tính do thiếu chất dinh dưỡng

Cà phê là một loại đồ uống có tính lợi tiểu, chính vì vậy càng uống nhiều, bạn càng có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải do các khoáng chất quan trọng như calci, magne, kali bị đào thải trong nước tiểu.

Bên cạnh đó, caffeine cũng làm tăng hoạt động nhu động ruột, khiến cơ thể có ít thời gian để hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Nếu bạn giữ thói quen uống nhiều cà phê, về lâu dài cơ thể sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến mệt mỏi mạn tính, dễ cáu kỉnh.

Nghiện cà phê

Uống nhiều cà phê lâu dần sẽ gây nghiện, khiến bạn phụ thuộc vào loại đồ uống này để tăng năng lượng, giữ tỉnh táo trong ngày.

Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Đại học Georgia (Mỹ) cho thấy: Để tăng sự tỉnh táo, bổ sung caffeine từ cà phê không có tác dụng mạnh bằng việc leo cầu thang trong 10 phút. Do đó, để giữ tỉnh táo trong thời gian làm việc, hãy thử đi bộ, leo cầu thang nhiều hơn thay vì uống nhiều cà phê.

Mất ngủ

Uống cà phê trong vòng 4 - 6 tiếng trước khi ngủ có thể gây gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không ngon, tùy thuộc vào độ nhạy cảm của bạn với caffeine.

Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế uống quá nhiều cà phê, thay vào đó uống nhiều nước hơn (từ 6 - 8 cốc) trong ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một số lưu ý khi bổ sung caffeine để đảm bảo sức khỏe:
- Giới hạn an toàn: Bạn chỉ nên tiêu thụ tối đa 400mg caffeine/ngày. 1 cốc cà phê 250ml trung bình chứa 100mg caffeine, trong khi 1 cốc cà phê hòa tan có thể chứa 85mg caffeine. Chính vì vậy bạn không nên uống quá 4 cốc cà phê/ngày.
- Nên uống cà phê thế nào: Nên hạn chế thêm đường, sữa… vào cà phê vì chúng có thể khiến đường huyết thay đổi đột ngột.
- Thay cà phê bằng một số loại đồ uống lành mạnh hơn: Trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê nhưng vẫn đủ để giữ cho bạn tỉnh táo. Chưa kể, uống trà xanh còn cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo DailyMail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh