Những loại thuốc cần “thủ” sẵn trong nhà dịp Tết

Dự phòng các loại thuốc trong nhà giúp bạn phản ứng nhanh với các trường hợp cần thiết

“Điểm mặt” những thực phẩm gây tiêu chảy trong dịp Tết

Xử trí các bệnh đường tiêu hóa dễ mắc dịp Tết

Người bệnh đái tháo đường nên ăn gì trong ngày Tết?

Cẩn trọng khi xăm thẩm mỹ đón Tết

Những loại thuốc cần dự phòng trong dịp Tết

Một số thuốc dự phòng cần bổ sung vào tủ thuốc gia đình dịp Tết Nguyên đán bao gồm: Thuốc hạ sốt (như Paracetamol), thuốc giảm đau (như Paracetamol), thuốc tiêu hóa (trị bệnh tiêu chảy, men tiêu hóa, men vi sinh, thuốc trị táo bón, chống đầy hơi, chống trào ngược), thuốc ho (dạng siro thảo dược…), thuốc chống dị ứng, chống ngứa, mề đay…, thuốc nhỏ mũi, mắt (như NaCl 0.9%), thuốc nhỏ tai (như NaCl 0.9%), thuốc chữa bỏng (bỏng nhẹ…), dầu gió (muỗi cắn, ấm cơ thể…), bông băng, gạc, băng cá nhân, dung dịch sát khuẩn ngoài da thông dụng...

Oresol dùng cho người bị mất nước do tiêu chảy cấp, nôn, sốt cao...

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn những loại thuốc dành cho các thành viên trong gia đình mắc bệnh mạn tính:

Thuốc trị đái tháo đường (tiểu đường): Với người bệnh đái tháo đường, việc duy trì đường huyết ổn định là một phần thiết yếu để điều trị bệnh. Do đó, trong những ngày Tết, mặc dù bận rộn nhưng người bệnh vẫn cần dùng thuốc đúng giờ, đúng liều. Người bệnh có thể hỏi bác sỹ để dự trữ thêm thuốc tiêm insulin, dụng cụ tiêm insulin, các loại thuốc điều trị.... nếu cần.

Thuốc huyết áp: Tăng huyết áp là bệnh mạn tính có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên toàn bộ cơ thể. Do đó, trong những ngày Tết người bệnh cần dự trữ thuốc kiểm soát huyết áp đầy đủ, tránh huyết áp tăng cao đột ngột. Uống thuốc đúng giờ theo chỉ định của bác sỹ, không được bỏ thuốc dù huyết áp có vẻ luôn ổn định.

Những điều cần lưu ý để vui khỏe trong dịp Tết

- Với các thuốc điều trị bệnh mạn tính, người bệnh cần tuân thủ đúng về số lần dùng và liều dùng theo chỉ định của bác sỹ. Đối với các thuốc thông thường (không cần phải kê đơn) trên, khi dùng, người bệnh cũng cần hỏi bác sỹ, hay nhân viên y tế và cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. 

- Người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục hàng ngày để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng chiếu vào; Không nên để trong buồng tắm vì độ ẩm cao sẽ làm cho thuốc nhanh hỏng; Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.

Lưu ý, thuốc để dự phòng sẵn trong tủ thuốc để dùng trong trường hợp cần thiết, gia đình có thể tự ý dùng để trị các triệu chứng nhẹ và xử lý tình huống nhưng tuyệt đối không lạm dụng thuốc. Khi thấy có những bất thường, triệu chứng cấp cứu, hay không cải thiện phải đưa người bệnh đến bệnh viện hay trung tâm y tế để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Phạm Quỳnh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp